



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Nha khoa và phẫu thuật miệng
BB
Đặng Hoàng Thơm, Vũ Ngọc Lâm, Trần Thiết Sơn
Kết quả phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị Hội chứng Pierre Robin thể nặng
Outcome of surgical mandibular distraction treatment for severe Pierre Robin syndrome
Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)
2024
03
267-275
2354-080X
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới (MDO) trong điều trị Hội chứng Pierre Robin (PRS) thể nặng tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2019 đến 2023. Phương pháp này đã được sử dụng như một phương thức thay thế cho phẫu thuật mở khí quản trước đó. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân PRS thể nặng, khó thở nghiêm trọng do tắc nghẽn, bú khó, cần nuôi dương hỗ trợ, có chênh lệch hàm trên dưới lớn trên 10mm. Nghiên cứu được thiết kế can thiệp lâm sàng không đối chứng có đánh giá trước sau với 102 bệnh nhân từ 2 tuần đến 6 tháng tuổi được theo dõi trong thời gian từ 6 đến 36 tháng. Kết quả cho thấy sau MDO, với tỷ lệ thành công trong nghiên cứu là 95,1%. Tuổi mổ trung bình 59,18 ± 21,73 ngày, kích thước đường thở trên CT scanner tăng gấp 4,16 lần trước mổ. Chiều dài xương hàm dưới đã tăng từ hơn 60 - 78% trong thời gian ngắn 3 tháng mà không cần ghép xương. Chênh lệch hàm trên - hàm dưới trước mổ: 15,56 ± 1,57mm, khi tháo dụng cụ 1,24 ± 0,89mm; sau 9 tháng 1,07 ± 0,76mm. Tỷ lệ thành công nuôi dưỡng đường miệng sau phẫu thuật là 82,4%. Phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới là một phương pháp an toàn hiệu quả trong điều trị PRS thể nặng, nhưng cần phải chỉ định đúng, lập kế hoạch phẫu thuật, để hạn chế biến chứng.
Our study aimed to assess the effectiveness of mandibular distraction osteogenesis (MDO) in treating severe cases of Pierre Robin Syndrome (PRS) at the National Children's Hospital from 2019 to 2023. This method was utilized as an alternative to prior tracheostomy procedures. The study included PRS patients experiencing significant respiratory distress, feeding difficulties, and requiring ventilatory support, with a maxillomandibular discrepancy exceeding 10mm. Conducted as a non-controlled clinical intervention, we evaluated 102 patients aged 2 weeks to 6 months, tracking their progress for 6 to 36 months. Post-MDO, a success rate of 95.1% was observed, with surgeries typically performed at an average age of 59.18 ± 21.73 days. CT scans revealed a fourfold increase in airway size post-operation, and mandibular length saw a rapid increase of 60 - 78% within 3 months without the need for bone grafting. Preoperative maxillomandibular discrepancy, initially at 15.56 ± 1.57mm, reduced to 1.24 ± 0.89mm post-device removal and further to 1.07 ± 0.76mm after 9 months. The success rate for oral feeding after surgery was 82.4%. Mandibular distraction osteogenesis proves to be a safe and effective alternative for severe PRS cases. However, its success hinges on meticulous patient selection, surgical planning, and complication management.
TTKHCNQG, CVv 251