Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,899,110
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Ngoại khoa (Phẫu thuật)

Nguyễn Hữu Trọng, Phạm Thị Việt Dung, Tạ Thị Hồng Thúy

Kết quả phẫu thuật nối thần kinh trụ do vết thương cổ tay

Results ulnar nerve repair in wrist injuries

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2021

1

18-22

1859-1868

Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nối thần kinh trụ do vết thương cổ tay. Đối tượng và phương pháp: Mô tả loạt catrên 24 bệnh nhân có vết thương cổ tay với tổn thương thần kinh trụ được phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật tạo hình- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Kết quả: 21 nam và 3 nữ, tuổi trung bình 41.67 tuổi (từ 18-82 tuổi). Cơ chế tổnthương thường gặp nhất là kính cắt 16/24 bệnh nhân (66.67%), do dao 6/24 bệnh nhân (25%), cơ chế khác 2/24 bệnh nhân (8.33%). Cấu trúc giải phẫu tổn thương phối hợp cùng thần kinh trụ hay gặp nhất là gân gấp cổ tay trụ gặp 24/24 bệnh nhân (100%). Tổn thương phối hợp cơ gấp cổ tay tru, thần kinh trụ, động mạch trụ (bộ ba trụ) gặp ở 18/24 bệnh nhân (75%), tổn thương thần kinh giữa phối hợp gặp ở12/24 bệnh nhân (50%). 100% bệnh nhân được khâu nối thần kinh trụ thì đầu theo kĩ thuật khâu bao nhóm bó.Tất cả được theo dõi đánh giá phục hồi chức năng thần kinh sau 6 tháng trở lên (trung bình 16 tháng). Kết quả phục hồi vận động tốt đạt 14/24 (58.33%), kết quả phục hồi cảm giác tốt đạt 16/24 (66.67%). Kết luận: Tổn thương thần kinh trụ do vết thương cổ tay chủ yếu gây ra bởi vật sắc nhọn, vết thương tuy không dập nát hay khuyết phần mềm nhưng tổn thương phức tạp, nhiều cấu trúc giải phẫu kèm theo. Kĩ thuật khâu nối tận tận bao nhóm bó vẫn là phương pháp mang lại hiệu quả nhất.

The aim of this study was todescribe the clinical c-haracteristics and evaluate the treatment results ulnar nerve repair in wrist injuries. Subjects and methods: The case series descriptive study of 24 patients with 24 ulnar nerves. Results: Including 21 males and 3 females, average age of 41.67 years (range:18-82 years). The most frequent mechanisms of injury were accidental glass lacerations 16/24 (66.67%), knife wounds 6/24 (25%), others 2/24 (8.33%).The most frequently injured structure with ulnar nerve was flexor carpi ulnaris 24/24(100%). Combined flexor carpi ulnaris, ulnar nerve, ulnar artery (ulnar triad) injuries occurred in 18/24 (75%), combined ulnar nerve and median nerve injuries occurred in 12/24 (50%). Group fascicular repair was used in all patients. Follow up was performed for at least 6 months, with average of 16 months. Good sensory and motor recovery were reported respectively in 16/24(66.67%) and 14/24 (58.33%). Conclusion: Because ulnar nerve injuries in wrist were mainly caused by sharp objects, the wounds weren’t crushed, but complicated with many injurred structures. Therefore, it was necessary to examine and evaluate carefully to avoid missing injuries. End to end group fascular repair in cases without nerve defect was still the most effective method.

TTKHCNQG, CVv 46