Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,874,877
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học xã hội

BB

Nguyễn Thị Thu Trang

Khung thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Framework for conducting credit risk stress tests in banking supervision: International experience and lessons for Vietnam

Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng (Tên cũ: Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng)

2025

273+274

52-64

Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro là một trong các công cụ giám sát quan trọng được cơ quan giám sát khu vực ngân hàng sử dụng để đánh giá mức độ ổn định khu vực ngân hàng, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro trọng yếu nhất được áp dụng. Với phương pháp tổng hợp và phân tích văn bản, nghiên cứu tiến hành phân tích cụ thể các nội dung khi thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng. Theo đó tác giả tiến hành phân tích khung thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng thành các bước: (i) xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô; (ii) đo lường tác động của các kịch bản tới rủi ro tín dụng; (iii) đánh giá tác động tới ngân hàng và (iv) phản ứng của cơ quan giám sát. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành phân tích kinh nghiệm thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng tại khu vực Châu Âu, Anh và các quốc gia khu vực Châu Á đến năm 2023, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

Stress testing is one of the key supervisory tools used by banking sector regulators to assess the stability of the banking system, with credit risk being the most critical risk applied. Through a method of synthesis and text analysis, the study analyzes the process involved in the supervisory credit risk stress test. Accordingly, the author breaks down the framework for conducting credit risk stress tests into the following steps: (i) constructing macroeconomic scenarios, (ii) measuring the impact of these scenarios on credit risk, (iii) assessing the impact on banks, and (iv) the response of supervisory authorities. In addition, the author analyzes the experience of conducting supervisory credit risk stress test in Europe, the United Kingdom, and various Asian countries up to 2023 and then draws lessons for Vietnam