Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,589,169
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Giống cây rừng

Đào Ngọc Quang, Nguyễn Khắc Điệu, Kiều Tuấn Đạt , Nguyễn Minh Chí

Lần đầu tiên ghi nhận sâu ăn lá gây hại cây dâu rái và sao đen trông phân tán tại Đông Nam Bộ

First report of Antheraea frithi damaging Dipterocarpus alatus and Hopea odorata in Southeast Vietnam

Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

2021

1

68-74

1859-0373

Dầu rái (Dipterocarpus alatus) và Sao đen (Hopea odorata) phân bố rộng khắp ở miền Nam Việt Nam, là các loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, thân thẳng, tán lá đẹp, rất được ưa chuộng để trồng cây xanh trên đường phố. Tuy nhiên, những năm gần đây đã ghi nhận xuất hiện loài Sâu ăn lá (Antheraea frithi) gây hại mạnh đối với hai loài cây này trên một số tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Sâu ăn lá gây hại nặng theo từng đám đối với cây Dầu rái và Sao đen 5 - 20 tuổi trồng phân tán trên một số tuyến đường, với tỷ lệ cây bị hại (P%) 82,2 - 97,0% và mức độ bị hại nặng (R = 2,12 - 2,86). Loài Sâu ăn lá (A. frithi) là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với hai loài cây này. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và các biện pháp phòng chống để có giải pháp quản lý hiệu quả.

Dipterocarpus alatus and Hopea odorata are large, fast-growing, straight-stemmed species with beautiful foliage, widely distributed in the Southeast Vietnam and very popular planting for Urban Green Space. However, according to the surveys of the Forest Protection Research Centre and Forest Science Institute of South Vietnam undertaken in 4 years (2017, 2018, 2019 and 2020) on some roads in Ho Chi Minh City, Binh Duong and Dong Nai provinces, both species were heavily impacted by Tasar silkworm (Antheraea frithi). The Tasar silkworm cause heavy damage 5 to 20 - year-old trees scattered on some roads, with damage incidence (P%) from 82.2 to 97.0% and severe damage (R = 2.12 - 2.86). The Tasar silkworm is a harmful insect to these two tree species.

TTKHCNQG, CTv 172