



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Vi sinh vật học y học
BB
Ngô Nguyễn Quỳnh Anh, Đàm Thanh Xuân, Nguyễn Thị Hường, Bùi Thị Duyên, Đỗ Thị Định
Nâng cao khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong vi nang alginat - chitosan
Increase survival of lactobacillus acidophilus in alginat - chitosan microcapsules
Y học cộng đồng
2023
4
16-24
2354-0613
Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát các thông số của quá trình bao vi nang đồng thời đánh giá một số đặc tính của vi nang bao và đánh giá khả năng bảo vệ, giải phóng VSV trong đường tiêu hóa mô phỏng. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tạo vi nang bằng kỹ thuật đông tụ, bao gói Lactobacillus acidophilus trong alginat và chitosan để tránh được môi trường khắc nghiệt tại dạ dày. Kết quả: Kết quả đã bào chế được vi nang nhân và vi nang bao sử dụng alginat - chitosan; trong đó mật độ VSV được bao gói trong vi nang nhân AC-1 là 9,35±0,30 log CFU/g và mật độ VSV trong vi nang nhân A là 9,24±0,50 log CFU/g g đáp ứng tốt yêu cầu về chế phẩm probiotic của FAO/WHO. Đánh giá khả năng bảo vệ trong SGF và giải phóng trong SIF, sau 2 giờ trong SGF, vi nang nhân A giải phóng 13,10%, vi nang nhân AC-1 giải phóng 11,66% lượng VSV so với ban đầu. Sau 2 giờ trong SIF, vi nang nhân A giải phóng tỷ lệ VSV cao nhất (81,66%), thấp nhất là vi nang nhân AC-AC (60,35%). Sau 3 giờ trong SIF, vi nang AC-AC giải phóng tỷ lệ VSV cao nhất (85,95%), thấp nhất là vi nang A-A (75,41%). Kết luận: Lớp bao alginate – chitosan có tác dụng bảo vệ VSV và kéo dài thời gian giải phóng trong đường tiêu hóa. Vi nang alginat – chitosan chứa L. acidophilus đã bảo vệ và tăng cường khả năng sống sót của VSV sau đông khô, trong quá trình bảo quản và đường tiêu hóa mô phỏng SGF và SIG. Màng bao alginat, chitosan giúp kéo dài thời gian ổn định cấu trúc của vi nang bao trong môi trường mô phỏng dịch ruột.
In addition to evaluating some of the encapsulated microencapsulation’s properties and its capacity to both protect and release microorganisms in the simulated gastrointestinal system, this study intends to investigate the parameters of the encapsulation process. Research subjects and methods: Lactobacillus acidophilus was encapsulated in alginate and chitosan using the coagulation methods to create microcapsules to avoid the harsh environment in the stomach. Results: The density of microscopic organisms encapsulated in the nuclear microencapsulation AC-1 is 9,35±0,30 log CFU/g and the density of microscopic organisms in the nuclear microencapsulation A is 9,24±0,50 log CFU/g. As a result, nuclear microcapsules and encapsulated microcapsules were prepared using alginate-chitosan FAO/WHO requirements for probiotic goods. After 2 hours in SGF, nuclear microcapsules A released 13,10% of the VSV compared to the original, while nuclear microcapsules AC-1 released 11,66%. This was done to assess the protective ability of SGF and release in SIF. Nuclear microcapsule A released the most microscopic organisms after two hours in SIF (81,66%), while nuclear microencapsulation AC-AC released the least (60,35%). After three hours in SIF, A-A microcapsules produced the least amount of VSV (75,41%), while AC-AC microcapsules released the most (85,95%). Conclusion: This outcome demonstrates that the alginate-chitosan coating protects bacteria and extends their release period in the gastrointestinal tract. L. acidophilus - containing alginatechitosan microcapsules preserved and improved the survival of microorganisms after freeze-drying, throughout storage, and in a model of the gastrointestinal tract of SGF and SIG. The encapsulated microcapsules’ structural stability is increased for a longer period of time when they are coated with alginate and chitosan in a setting that mimics intestinal fluid.
TTKHCNQG, CVv 417