Nông hoá
Hoàng Thị Thái Hòa; Đỗ Đình Thục; Trần Thị Thu Giang; Huỳnh Yến Nhi
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến cây rau xà lách tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tạp chí khoa học - Trường Đại học Huế
2021
3A
113-127
2588-1191
Bèo tây; Rong biển; Xà lách; Phân bón; Tỷ lệ phun
Thí nghiệm 2 nhân tố gồm có 8 công thức với 2 dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây và 4 tỷ lệ phun, bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại, được tiến hành trong năm 2020 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm mục đích xác định được dạng và tỷ lệ phân bón lá phù hợp cho cây rau xà lách. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất và chất lượng rau xà lách phụ thuộc vào dạng phânbón lá sinh học và tỷ lệ phun từ dịch chiết của rong biển, bèo tây với nước lã. Năng suất, chất lượng rau và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất tại tỷ lệ phun 1:10 ở cả hai dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây, đặc biệt tại dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển (năng suất kinh tế của xà lách đạt 40,23 g/chậu, lãi 600 đ/chậu, hàm lượng nitratee trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép <1000 mg/kg, độ giòn đạt điểm 4–5, độ Brix từ 2–2,5%). Do đó, đề xuất dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển tại lượng phun 1:10 trên nền bón 500 kg vôi +15 tấn phân chuồngtrên 1 ha để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
TTKHCNQG, CVv 469