Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,707,795
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

65

Kỹ thuật thực phẩm

Phạm Thị Bình, Nguyễn Đà Giang, Nguyễn Văn Quang

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease từ nấm mốc Aspergillus oryzae khi nuôi cấy trên môi trường khô đậu tương

Researching the factors affecting to the protease biosynthesis ability from Aspergillus oryzae when cultivated on soymeal culture medium

Khoa học Nông nghiệp và Phát triển (Đại học Nông - Lâm Bắc Giang)

2023

8

71-78

2815-5866

Chủng nấm mốc Aspergillus oryzae A2 được tuyển chọn, sưu tập từ Bộ sưu tập giống của Bộ môn Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Bách Khoa - Hà Nội, có độ thuần khiết cao. Khô đậu tương sử dụng trong quá trình nghiên cứu được nhập theo nguồn từ Ấn Độ. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định được các yếu tố công nghệ phù hợp cho khả năng sinh tổng hợp protease từ nấm mốc Aspergillus oryzae khi nuôi cấy trên môi trường khô đậu tương. Kết quả nghiên cứu đã xác định được điều kiện tối thích để thu được hoạt độ protease khi nuôi cấy chủng nấm mốc Aspergillus oryzae cho hoạt lực Protease cao nhất trên môi trường khô đậu tương bằng phương pháp bề mặt: Điều kiện tối thích để thu được hoạt độ protease khi nuôi cấy chủng nấm mốc Aspergillus oryzae cho hoạt lực Protease cao nhất trên môi trường khô đậu tương bằng phương pháp bề mặt có các thông số chất lượng cụ thể như sau: thời gian nuôi cấy là 36 giờ, nhiệt độ nuôi cấy là 30oC, độ ẩm ban đầu của môi trường là 40%, tỷ lệ giống bổ sung so với khối nguyên liệu sau hấp khử trùng là 1,0%, tỷ lệ thành phần môi trường là 90% khô đậu tương và 10% là bột mì. Tiến hành nuôi cấy Aspergillus oryzae A2 trên môi trường khô đậu tương theo điều kiện này đã xác định hoạt lực Protease trung bình là 67,01 ± 0,04 đvHđP/g. Ở thời điểm này đính bào tử nấm mốc có màu vàng hoa cau. Trên cơ sở này, tiến hành quá trình lên men, ủ ẩm, trích ly nước chấm sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

 


 

The mold strain Aspergillus oryzae A2 was selected and collected from the seed collection of the Department of Biotechnology at the University of Science and Technology in Hanoi with high purity. The soymeal used in the study was imported from India. The purpose of the study was to determine the appropriate technological factors for protease biosynthesis from Aspergillus oryzae when cultured on soymeal. Research results have determined the optimal conditions to obtain protease activity when culturing the mold strain Aspergillus oryzae, giving the highest protease activity on soymeal by surface method. The optimal conditions for harvesting protease activity were obtained when culturing the mold strain Aspergillus oryzae, giving the highest protease activity on soymeal by surface method, with specific quality parameters as follows: culture time of 36 hours, culture temperature of 30°C, initial humidity of the medium of 40%, percentage of additional varieties compared to the material after autoclaving of 1.0%, and a ratio of media components of 90% soymeal and 10% flour. Carrying out Aspergillus oryzae A2 culture on soymeal medium under these conditions, the average protease activity was determined to be 67.01 ± 0.04 units/g. At this time, mold spores were attached with yellow areca flowers. On this basis, fermentation, incubation, and dipping sauce extraction can be carried out to achieve.

 


 

TTKHCNQG, CTv 162