Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,389,044
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Ung thư học và phát sinh ung thư

Trần Hương Giang, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thanh Tú

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng lymphôm tế bào T nguyên phát ở da

Analysis of clinical features in primary cutaneous T cell lymphoma

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế

2023

01

51-56

1859-3836

Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của lymphôm tế bào T nguyên phát ở da và phân loại lymphôm theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu cập nhật năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. 39 trường hợp có kết quả giải phẫu bệnh lymphôm tế bào T nguyên phát ở da tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2018 đến tháng 02/2022. Kết quả: Tuổi trung vị lúc chẩn đoán là 59 tuổi. Tỉ lệ nam:nữ là 1:2,3. Theo thứ tự tỉ lệ, các chẩn đoán bao gồm: lymphôm giống viêm mô mỡ dưới da (35,8%), u sùi dạng nấm (28,2%), lymphôm tế bào lớn thoái sản nguyên phát ở da (15,4%), lymphôm tế bào T ngoại vi không đặc hiệu (7,7%), lymphôm tế bào diệt tự nhiên/tế bào T ngoài hạch, kiểu mũi (7,7%), rối loạn tăng sinh lymphô tế bào T nhỏ/trung bình CD4+ nguyên phát ở da (2,6%) và lymphôm tế bào T hướng thượng bì tiến triển nhanh nguyên phát ở da (2,6%). Lymphôm giống viêm mô mỡ dưới da luôn có biểu hiện nốt-u (100%) dưới da; vị trí thường gặp nhất là chi dưới (71,4%). U sùi dạng nấm có biểu hiện hình thái đa dạng hơn (36,4%) với dát-mảng (100%), thường ảnh hưởng thân mình (90,9%). Lymphôm tế bào diệt tự nhiên/tế bào T ngoài hạch, kiểu mũi luôn có loét da (100%). Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ bệnh và các đặc điểm lâm sàng của từng phân nhóm lymphôm tế bào T nguyên phát ở da. Lymphôm giống viêm mô mỡ dưới da và u sùi dạng nấm thường gặp nhất. Hình thái và vị trí sang thương da ở các phân nhóm tuy có sự chồng lắp nhưng vẫn góp phần định hướng chẩn đoán lymphôm da.

Primary cutaneous T cell lymphoma is a diverse and rare group of diseases with clinical manifestations that, if not biopsied, are easily confused with benign skin diseases. Objective: To determine some clinical features of primary cutaneous T cell lymphomas and classify them according to the 2018 update of World Health Organization and European Organisation for Research and Treatment of Cancer classification. Methods: a case series study with 39 cases of primary cutaneous T cell lymphomas diagnosed at Pathology Department of University Medical Center at Ho Chi Minh city from 01/2018 to 02/2022. Results: Median age at diagnosis is 59 years old. Male:Female ratio is 1:2.3. In order of frequency, diagnoses were: subcutaneous panniculitis-like T cell lymphoma (35.8%), mycosis fungoides (28.2%), primary cutaneous anaplastic large cell lymphoma (15.4%), peripheral T cell lymphoma not otherwise specified (7.7%), extranodal NK/T cell lymphoma, nasal type (7.7%), primary cutaneous CD4+ small/medium T cell lymphoproliferative disorder (2.6%) and primary cutaneous CD8+ aggressive epidermotropic T- cell lymphoma (2.6%). Subcutaneous panniculitis-like T cell lymphoma always presents as subcutaneous nodule-tumor (100%); the most common site is lower extremities (71.4%). Mycosis fungoides has various appearance of skin lesions (36.4%) including patch-plaque (100%), and usually involves in trunk (90.9%). Extranodal NK/T cell lymphoma, nasal type always has skin ulcer (100%). Conclusion: The study documented the frequence and clinical characteristics of each subtype of primary cutaneous T cell lymphoma. The most common were subcutaneous panniculitislike T cell lymphoma and mycosis fungoides. Although the morphology and location of skin lesions in the subtypes overlap, they still aid in the diagnosis of skin lymphoma.

TTKHCNQG, CVv 454