76
Tâm thần học
BB
Nguyễn Xuân Long; Hoàng Anh Tuấn; Trần Quang Mạnh; Nguyễn Ngọc Quỳnh; Nguyễn Lương Tài; Nguyễn Ngọc Tuấn; Đinh Việt Hùng
Nghiên cứu đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
Research characteristics and some factors related to depression in postpartum women in city Hanoi in 2022
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2023
2
192-196
1859-1868
Trầm cảm; Phụ nữ sau sinh
Depression; Postpartum women; Related factors; Ha Noi
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến ở phụ nữ sau sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Mục tiêu: Mô tả tỉ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 1086 phụ nữ sau sinh từ 4-12 tuần trên địa bàn 10 quận huyện Thành phố Hà Nội. Kết quả: Có 16,85% phụ nữ có trầm cảm sau sinh. Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh chủ yếu là: Cảm giác buồn chán (28,45%); Cảm giác làm mọi việc đều chán nản (23,94%); Làm việc dễ bị mệt mỏi (35,91%); Rối loạn giấc ngủ (41,99%). Các yếu tố: mang thai lần đầu dưới 20 tuổi (OR=1,89); Tuổi thai khi sinh dưới 37 tuần (OR=2,56); Thất nghiệp, làm nội trợ (OR=3,07); Chồng bạo lực tinh thần (OR=3,51) là những yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh. Kết luận: Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải sàng lọc trầm cảm và các yếu tố nguy cơ sau khi sinh ở những nơi chăm sóc sẵn có để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Depression is a common mental disorder in postpartum women, greatly affecting the health of mothers and children. Objective: Describe the prevalence of depression and some related factors in postpartum women in Hanoi city. Subjects and research methods: Cross-sectional description on 1086 postpartum women from 4-12 weeks in 10 districts of Hanoi city. Results: 16,85% of women had postpartum depression. The main manifestations of postpartum depression are: Feeling of boredom (28,45%). Feeling bored in doing everything (23,94%); Working easily tired (35,91%); Sleep disturbances (41,99%). Factors: first pregnancy under 20 years old (OR=1.89); Gestational age at birth less than 37 weeks (OR=2.56); Unemployment, housework (OR=3.07); Mentally abusive husband (OR=3.51) are factors related to postpartum depression. Conclusions: These findings highlight the need to screen for postpartum depression and risk factors in settings where care is available to improve maternal and child health.
TTKHCNQG, CVv 46