Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,914,840
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Bùi Quang Trí*, Lê Văn Sơn, Huỳnh Thị Thu Hương, Trần Trọng Hiệu, Đặng Nguyễn Thế Duy, Trần Văn Bá

Nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp đánh dấu để khảo sát giếng khai thác gas-lift

The research and testing of the tracer method for surveying gas-lift wells

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam - B

2025

1B

12

Trong quá trình hoạt động, các giếng khai thác gas-lift thường bị trục trặc, như các van gas-lift đáng lý đóng thì lại mở hoặc ngược lại. Ngoài ra, đôi khi còn có sự rò rỉ khí nâng vào trong ống khai thác hoặc ra ngoài vành xuyến. Do đó, việc khảo sát giếng khai thác gas-lift để tìm ra nguyên nhân của những trục trặc nêu trên là nhu cầu cần thiết trong khai thác dầu khí bằng phương pháp gas-lift. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp đánh dấu để khảo sát giếng khai thác gas-lift. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp và tiến hành thử nghiệm phương pháp tại hiện trường trên giếng 7010, giàn BK7, mỏ Bạch Hổ của Liên doanh Việt - Nga. Kết quả thử nghiệm đã xác định được giếng 7010 có hai điểm phun khí nâng tại độ sâu 2973 và 2248 m, tương ứng với van gas-lift số 5 (van cuối cùng) và một điểm thủng ống khai thác nằm giữa van gas-lift số 3 và van số 4. Ngoài ra, còn xác định được hơn 80% khí nâng được bơm qua điểm thủng ống khai thác và chỉ có gần 20% khí nâng được bơm qua van gas-lift số 5. Như vậy, giếng khai thác gas-lift 7010 hoạt động không hiệu quả. Kết quả này cũng được so sánh khá phù hợp với kết quả đo PT (đo áp suất và nhiệt độ trong lòng giếng) và kết quả đo mức chất lỏng trongvành xuyến. Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm này cho thấy, có thể ứng dụng phương pháp đánh dấu vào thực tiễn khảo sát giếng khai thác gas-lift, trở thành một dịch vụ thường xuyên của ngành dầu khí. 

During operation, gas-lift wells often have problems, such as the gas-lift valves designed to close are actually open or vice versa. In addition, sometimes, there is a leak of lifting gas into the tubing or out of the annulus. Therefore, surveying gas-lift wells to find out the causes of the above-mentioned problems is necessary for oil and gas exploitation using the gas-lift method. This article presents the results of research and testing of the tracer method for surveyinggas-lift wells. As a result, the method has been developed and tested in the field on well 7010, the BK7 platform, and the Bach Ho oil field of the Vietnam-Russia Joint Venture. Test results have determined that well 7010 has two gas injection points at a depth of 2973 and 2248 m, respectively, with gas-lift valve no. 5 (the last valve) and a leak point in the tubing located between gas-lift valve no. 3 and valve no. 4. Moreover, it was determined that more than 80% of the lifting gas was pumped through the tubing perforation and only nearly 20% of the lifting gas was pumped through the gas-lift valve no. 5. Therefore, the 7010 gas-lift well is inefficient. This result is also quite consistent with the results of PT (measurement of pressure and temperature in the well) and the results of measuring the liquid level in the annulus. The results of this research and experiment show that the tracer method can be applied in the practical survey of gas-lift extraction wells, becoming a regular service for the oil and gas industry.