Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,898,886
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Các nghiên cứu văn hóa từng dân tộc, từng nước, khu vực khác

Đỗ Đinh Linh Vũ

Người kể chuyện trong truyện thơ tum tiêu (Campuchia)

Narrator in narrative poetry tum teav (Cambodia)

Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

2021

10

1787-1798

1859-3100

Truyện thơ Tum Tiêu là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Campuchia. Từ góc nhìn tự sự học, bài viết xác định một số kiểu người kể chuyện dựa trên tiêu chí điểm nhìn và độ tin cậy của người kể chuyện đối với thế giới được kể để ứng dụng phân tích đặc điểm và vai trò của những kiểu người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu như một yếu tố góp phần làm nên sự thành công về nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết hướng đến kết luận, có hai kiểu người kể chuyện được tổ chức trong tác phẩm: kiểu người kể chuyện toàn tri có sự di chuyển điểm nhìn và kiểu người kể chuyện không đáng tin cậy. Sự kết hợp của hai kiểu người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu đã góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp quan trọng của Tum Tiêu trong dòng chảy văn học Campuchia: không chỉ là sự cách tân trên bình diện người kể chuyện mà còn là tiền đề cho cuộc canh tân nghệ thuật tự sự của văn học hiện đại Campuchia.

Narrative poetry Tum Teav is considered to be one of the prominent works in Cambodian literature. The article identifies several types of narrators based on the narrator’s point of view and reliability in the narrated world to analyze the characteristics and roles of the narrator types in narrative poetry Tum Teav as a contributing factor to the artistic success of the work from a narratology perspective. It is concluded that there are two types of narrators found in the work: omniscient narrators with a shifting point of view and unreliable narrators. The combination of two types of narrators in Tum Teav has contributed to affirming Tum Teav’s position in the flow of Cambodian literature: not only innovation in the image of the narrator but also a premise for the renewal of the narrative art of modern Cambodian literature.

TTKHCNQG, CTv 138