



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Sản khoa và phụ khoa
BB
Nguyễn Thụy Khánh Phương, Thái Quang Hùng, Trần Trinh Vương, Trần Thị Hồng, Trần Ngọc Thảo, Trần Quốc Nghĩa, Lê Đức Vinh
Nhiễm nấm Candida spp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm âm đạo tại Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo năm 2024
Candida spp infection and related factors in vaginitis patients at Tan Tao University of Medical Hospital, 2024
Y học Cộng đồng
2024
CD12
277-282
2354-0613
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 270 bệnh nhân bị viêm âm đạo đến khám tại bệnh viện Đại Học Y Tân Tạo, Long An với mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm nấm, loài nấm và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, kết hợp với khám phụ khoa. Nhiễm nấm Candida spp được xác định bằng xét nghiệm soi trực tiếp, nuôi cấy định loài trên môi trường Sabouraud và Chromagar Candida. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp âm đạo là 15,9%. C. albicans chiếm 79,1%, kế tiếp là C. glabrata 16,3%, C. krusei và C. tropicalis cùng tỷ lệ 2,3%. Phụ nữ cư ngụ tại thành thị có tỷ lệ viêm âm đạo do Candida spp cao gấp 2,57 so với nông thôn (KTC95%: 1,14 – 5,88, p = 0,02); phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai có tỷ lệ viêm âm đạo do Candida spp cao gấp 4,49 lần (KTC95%: 2,22 – 9,08, p < 0,001); Phụ nữ sử dụng kéo dài các thuốc không rõ loại có tỷ lệ nhiễm Candida spp cao gấp 3,51 lần so với không dùng thuốc (KTC95%: 1,17 – 10,55, p = 0,025).
Cross-sectional descriptive study was conducted on 270 patients with vaginitis who visited Tan Tao University of Medicine Hospital, Long An, to determine the prevalence of Candida spp infection, composition species and related factors. Research methods: Data was collected through direct interview using a pre – designed questionnaires combined with gynecological examination. Candida spp infection was determined by direct microscopy, species identification culture on Sabouraud and Chromagar Candida media. Results: The rate of Candida spp infection was 15.9%. C. albicans accounted for 79.1%, followed by C. glabrata 16.3%, C. krusei and C. tropicalis had same rate of 2.3%. Women living in urban areas had a 2.57 times higher rate of Candida spp vaginitis compare to those with rural areas (CI95%: 1.14 - 5.88, p = 0.02); Women using oral contraceptives had a 4.49 times higher rate of Candida spp vaginitis compare to those not using them (95% CI: 2.22 – 9.08, p < 0.001); Women using unknown long-term drugs had 3.51 times higher rate of Candida spp vaginitis compare to those not using drugs (95% CI: 1.17 – 10.55, p = 0.025).
TTKHCNQG, CVv 417