Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,824,301
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Hệ hô hấp và các bệnh liên quan

BB

Nguyễn Thích Thiện, Mai Minh Huy, Nguyễn Nhật Quang, Nguyễn Hữu Thuận

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2024

Analysing of antibiotic use in the treatment of community acquired pneumonia in children at Can Tho Children's Hospital in 2024

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

3

387-391

1859-1868

Trong những năm gần đây, tỷ lệ viêm phổi có xu hướng tăng đặc biệt là ở trẻ em. Viêm phổi không chỉ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm bệnh này, cao hơn cả tỷ lệ tử vong do AIDS và sốt rét cộng lại. Mục tiêu: Khảo sát tình hình và phân tích tính hợp lý của kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 301 hồ sơ bệnh án nội trú của trẻ em điều trị viêm phổi tại Khoa Hô hấp, có sử dụng kháng sinh và có ngày ra viện trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/06/2024. Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel 2016 và SPSS 20.0. Kết quả: Trong số 301 hồ sơ bệnh án, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (42,5%), tiếp đến là nhóm từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi (39,9%). Trong đó, số ca viêm phổi nặng chiếm 12%, số ca điều trị có bệnh mắc kèm là 16,6%. Về sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 được dùng nhiều nhất với 57,8%, trong đó Cefotaxim được dùng phổ biến nhất với 51,8%. Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp đơn trị liệu (66,4%), với thời gian điều trị phổ biến từ 6-10 ngày (63,5%). Dựa trên Bộ tiêu chí phân tích tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh cho thấy lựa chọn kháng sinh phù hợp đạt 92,4%, liều dùng kháng sinh hợp lý là 87,7%, nhịp đưa liều phù hợp là 97%. Kết quả điều trị ghi nhận được có 99% bệnh nhân được xuất viện trong tình trạng khỏi bệnh và đỡ, giảm. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ lựa chọn kháng sinh phù hợp đạt 81,4% và có 18,6% trường hợp vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về tính hợp lý. Kết luận: Mặc dù tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý đạt 81,4%, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và các chuyên gia y tế trong việc tối ưu hóa phác đồ điều trị, cải thiện việc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em.

In recent years, the rate of pneumonia has tended to increase, especially in children. Pneumonia is not only the leading cause of death in this group of diseases, but also higher than the death rate due to AIDS and malaria combined. Objectives: To survey the situation and analyze the rationality of antibiotics used in the treatment of community-acquired pneumonia in children at Can Tho Children's Hospital in 2024. Matherials and methods: Cross-sectional descriptive study, conducted on 301 inpatient medical records of children treated for pneumonia at the Department of Respiratory Medicine, using antibiotics and having a discharge date between January 1, 2024 and June 30, 2024. Data were processed and analyzed using Excel 2016 and SPSS 26.0 software. Results: Among 301 medical records, the group of children aged 1-5 years old had the highest rate of disease (42.5%), followed by the group aged 2 to under 12 months old (39.9%). Of which, the number of severe pneumonia cases accounted for 12%, the number of cases treated with concomitant diseases was 16.6%. Regarding the use of antibiotics, the 3rd generation Cephalosporin group was used most with 57.8%, of which Cefotaxime was most commonly used with 51.8%. The majority of patients were treated with monotherapy (66.4%), with a common treatment duration of 6-10 days (63.5%). Based on the Criteria for analyzing the rationality of antibiotic use, the selection of appropriate antibiotics was 92.4%, the appropriate antibiotic dosage was 87.7%, and the appropriate dose rate was 97%. The treatment results showed that 99% of patients were discharged in a state of recovery and improvement. The survey results showed that the rate of appropriate antibiotic selection was 81.4% and 18.6% of cases still did not meet the criteria for rationality. Conclusions: Although the rate of appropriate antibiotic use was 81.4%, there are still some limitations that need to be overcome to improve treatment effectiveness. This requires close coordination between doctors and health professionals in optimizing treatment regimens, improving the use of antibiotics more safely, rationally and effectively, contributing to reducing the risk of drug resistance and improving the quality of child health care.

TTKHCNQG, CVv 46