Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,952,914
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

87

Các khoa học môi trường

Đồng Phú Hảo, Nguyễn Thanh Bình, Lê Hoàng Anh

Phát thải khí metan (CH4) trong sản xuất lúa nước tại Việt Nam: hiện trạng và giải pháp

Current Situation and Solutions for Methane (CH4) Emission in Paddy Rice Cultivation in Vietnam

Các khoa học Trái đất và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội

2023

01

28-41

2615-9279

Sản xuất lúa nước phát thải một lượng lớn khí nhà kính (KNK), đặc biệt là khí metan (CH4). Bài tổng quan này có mục tiêu đánh giá hiện trạng phát thải khí CH4 trong canh tác lúa nước ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hạn chế quá trình phát thải CH4. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khí CH4 phát thải trong canh tác lúa nước hằng năm ở nước ta khoảng 49,7 triệu tấn CO2tđ (CO2 tương đương). Yếu tố ảnh hưởng đến phát thải CH4 trong canh tác lúa liên quan đến thành phần cơ giới của đất, chế độ tưới nước, kỹ thuật canh tác. Các nhóm giải pháp hạn chế phát thải khí CH4 bao gồm ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intensification - SRI), kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying - AWD) và sử dụng than sinh học (TSH). Tóm lại, sản xuất lúa nước phát thải CH4 rất lớn, do đó cần hiện thực hóa các giải pháp, vừa giúp giảm phát thải KNK vừa mang lại hiệu quả kinh tế.

Paddy rice production emits a significant amount of greenhouse gas, particularly methane (CH4). The purpose of this review is to assess the current status of CH4 emissions from paddy rice cultivation in Vietnam and propose solutions for reducing CH4 emissions. CH4 emissions from paddy rice cultivation account for 49.7 million tons of CO2eq (CO2 equivalent) per year in Vietnam. Soil texture, watering regime, and paddy cultivation technique are important in influencing CH4 emissions. Applications of advanced farming techniques such as the System of Rice Intensification (SRI), Alternate Wetting and Drying (AWD), and the use of biochar are among the recommended solutions. In summary, paddy rice production is the main source of CH4 emissions, which causes devastating effects on the global climate. Therefore, solutions that may both reduce GHG emissions and increase economic efficiency should be put into practice.

TTKHCNQG, CTv 175