76
Sản khoa và phụ khoa
BB
Thurn Sovanra; Nguyễn Mạnh Thắng
Phương pháp xử trí sản khoa ở những sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022-2023
Management methods in preterm pregnant women at the National hospital of obstetrics and gynecology in 2022-2023
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2023
2
102-106
1859-1868
Đẻ non; Xử trí sản khoa; Người có thai
Preterm birth; Pregnant women; Treatment
Nghiên cứu phương pháp và kết quả xử trí sản khoa ở những sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2022-2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Phần lớn các thai phụ đẻ non ở tuần thứ 28-34 (65,1%). Chủ yếu các sản phụ được xử trí bằng phương pháp đẻ mổ ở nhóm tuổi thai 28-34 tuần (61,5%), ≥35 tuần (75,0%), nhóm tuổi thai ≤ 27 tuần đa phần được xử trí bằng đẻ đường âm đạo(85,7%). Sự khác biệt giữa các phương pháp xử trí đẻ non theo các nhóm tuổi thai có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Phương pháp mổ đẻ được xử trí nhiều hơn cho các sản phụ đẻ non trong trường hợp ngôi thai bất thường với tỷ lệ (78,1%). Đa số điểm số Apgar đều ≥7 ở phút thứ 1 (91,5%) và ở phút thứ 5 (92,8%). Sự khác biệt giữa điểm số Apgar ở phút thứ 1 và phút thứ 5 với phương pháp đẻ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các biến chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng là suy hô hấp (70,7%), nhiễm khuẩn sơ sinh (31,6%), vàng da (12,7%), viêm ruột hoại tử (7,2%) và ngạt sau sinh (3,6%) và các biến chứng này thường gặp nhiều ở nhóm đẻ bằng đường âm đạo. Kết luận: Mổ đẻ là phương pháp được xử trí nhiều hơn cho các sản phụ đẻ non chủ yếu do ngôi thai bất thường. Điểm số Apgar ở phút thứ 1, phút thứ 5 đa phần ≥7. Các biến chứng thường gặp như suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, vàng da, viêm ruột hoại tử và ngạt sau sinh.
To study methods and results of obstetric management in preterm pregnant women at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology in 2022-2023. Research Methods: A cross-sectional descriptive study. Results: The majority of pregnant women delivered prematurely at 28-34 weeks (65.1%). Mainly, pregnant women were managed by cesarean section in the gestational age group 28-34 weeks (61.5%), ≥35 weeks (75.0%), gestational age group 27 weeks mostly managed by cesarean section. vaginal delivery (85.7%). The difference between the treatments for preterm birth by age groups is statistically significant (p<0.05). Caesarean section is more manageable for women who deliver prematurely in case of abnormal fetal position (78.1%). Most Apgar scores were ≥7 at the 1st minute (91.5%) and at the 5th minute (92.8%). The difference between Apgar score at 1st minute and 5th minute with caesarean section is statistically significant (p<0.05). Common complications in premature infants were respiratory failure (70.7%), neonatal infections (31.6%), jaundice (12.7%), necrotizing enterocolitis (7.2). %) and postpartum asphyxia (3.6%) and these complications were more common in the vaginal delivery group. Conclusion: Caesarean section is the preferred method of management for women who deliver prematurely mainly due to abnormal fetal position. Apgar score at 1st minute, 5th minute is mostly ≥7. Common complications include respiratory failure, neonatal sepsis, jaundice, necrotizing enterocolitis, and postpartum asphyxia.
TTKHCNQG, CVv 46