Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,139,962
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

11

Khoa học chính trị

Trần Hoài Thu

Quyền lực mềm của Trung Quốc: ba thập kỷ tiếp nhận, thực thi và thay đổi

China’s soft power: three decades of acceptance, deployment, and transformation

Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)

2023

2

2008-2017

2588-1043

Kể từ sự kiện Thiên An Môn 4/6/1989, Trung Quốc có vẻ đã rút kinh nghiệm trong việc sử dụng quyền lực cứng của mình. Đầu thập kỷ 1990, khi ''quyền lực mềm'' được giới thiệu ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dần tiếp nhận khái niệm này nhằm tạo dựng hình ảnh một Trung Quốc thân thiện, một thành viên có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế, qua đó xoa dịu và trấn an các nước trong khu vực cũng như siêu cường Mỹ rằng Trung Quốc muốn trỗi dậy trong hòa bình. Tuy nhiên, sau gần ba thập kỷ được du nhập và áp dụng ở Trung Quốc, quyền lực mềm đã có những sự thay đổi về bản chất và không còn giống với khái niệm ban đầu do Joseph Nye đặt ra vào năm 1990. Bài viết sẽ phân tích quá trình và thực tiễn triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc để chứng minh chính quyền Bắc Kinh vẫn thích lồng ghép các yếu tố của quyền lực cứng vào quyền lực mềm của mình, từ đó khảo sát hai dạng quyền lực mới được đặt ra nhằm mô tả chính xác hơn bản chất quyền lực mềm của Trung Quốc: quyền lực thông minh và quyền lực sắc nhọn. Bài viết chỉ ra rằng động cơ chiến lược khiến Trung Quốc thực thi quyền lực mềm trong hai thập kỷ đầu là nhằm che đậy tham vọng đang trỗi dậy cũng như phù hợp với phương châm ''ẩn mình chờ thời'' do Đặng Tiểu Bình đề ra, và đến thập kỷ hiện tại, khi đã tích lũy đủ sức mạnh quốc gia, Trung Quốc đã không còn e ngại trong việc bộc lộ tham vọng thực sự của mình. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích thông tin, đồng thời áp dụng các lý thuyết về quyền lực của Joseph Nye.

Since the Tiananmen incident on June 4, 1989, China has been likely to withdraw a lesson from its failure of using of hard power. In the early 1990s, when ''soft power'' was first introduced in China, the Chinese Communist Party gradually adopted this concept in order to create the image of a friendly China and a responsible member in international organizations to reassure as well as to lull its neighbors and the U.S. into a peacefully rising China. However, after nearly three decades of being imported and applied in China, the soft power has changed in nature and is no longer identical to the original concept coined by Joseph Nye in 1990. This paper analyzes the process and practice of China's soft power deployment in order to demonstrate that Beijing prefers to integrate elements of hard power into its soft power, thereby examining two new forms of power that have been coined recently to more accurately describe the nature of China's soft power: smart power and sharp power. The article points out that the strategic motivation for China to exercise the soft power during the first two decades was to conceal its rising ambition as well as in line with the motto of ''keeping a low profile'' proposed by Deng Xiaoping, and during the latest decade, when having accumulated enough comprehensive national power, China is no longer afraid to reveal its true ambition. The paper uses the research method of synthesizing and analyzing information as well as applies Joseph Nye's power theories.

TTKHCNQG, CTv 149