76
Nội tiết và chuyển hoá
BB
Phan Kim Mỹ; Phan Văn Báu; Trần Đức Sĩ
Rối loạn lipid máu và mức độ vận động thể lực ở người đến khám sức khỏe tổng quát tại Phòng khám Đa khoa trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2024
1B
167-171
1859-1868
Rối loạn lipid máu; Vận động thể lực; Khám sức khỏe tổng quát; Yếu tố liên quan
Rối loạn lipid máu (RLLM), một bệnh lý không lây đặc trưng bởi mức lipid tăng cao trong huyết tương, đang có xu hướng ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Các biến chứng bao gồm xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Phòng ngừa, tầm soát tình trạng RLLM và can thiệp sớm là rất quan trọng. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc, quan trọng nhất là vận động thể lực góp phần cải thiện tình trạng RLLM. Phương pháp nghiên cứu: Người đến khám sức khỏe tổng quát tại phòng khám đa khoa trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được tầm soát bilan lipid máu và khảo sát các yếu tố liên quan, phân tích mối tương quan giữa vận động thể lực (VĐTL) và RLLM. Kết quả: Chúng tôi thu thập và phân tích dữ liệu của 175 người trong thời gian nghiên cứu. Tỉ lệ người tham gia nghiên cứu có RLLM là 77,1% (135 người). Các yếu tố liên quan tới RLLM bao gồm: nam giới, có bệnh tăng huyết áp (THA), kích thước vòng eo, chỉ số eo/hông (WHR) và các thói quen liên quan đến chế độ ăn hằng ngày. Mức độ vận động thể lực có liên quan đến các thành phần lipid máu cụ thể như TC, LDL-C, non-HDL-C (p lần lượt là 0,001; 0,001; <0,001). Kết luận: Tỷ lệ RLLM trong dân số nghiên cứu cao, trong đó tăng nhiều nhất là chỉ số TG. Bên cạnh đó, non-HDL-C cũng cần được xem xét là một chỉ số quan trọng. Việc tầm soát sớm là rất quan trọng, đặc biệt là nam giới, bệnh nhân THA, những người có kích thước vòng eo, WHR lớn. Tăng cường mức độ vận động thể lực, hạn chế lối sống tĩnh tại, tăng cường thời gian vận động trung bình-cao, ngay cả đi bộ cũng có ích cho việc phòng ngừa RLLM.
TTKHCNQG, CVv 46