Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,176,382
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

87

Các công nghệ sản phẩm sinh học, vật liệu sinh học, chất dẻo sinh học, nhiên liệu sinh học, các hóa chất được chiết tách từ sinh học, các vật liệu mới có nguồn gốc sinh học.

Nguyễn Công Thuận, Trần Sỹ Nam

Sản xuất khí sinh học từ đồng phân hủy rác thực phẩm và lục bình

Biogas production from codigestion of food waste and water hyacinth

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2023

CĐMT

1-9

1859-2333

Mục tiêu nghiên cứu này là nhằm điều tra tiềm năng của đồng phân hủy rác thực phẩm (RTP) và lục bình (LB) để cải thiện năng suất khí sinh học so với chỉ phân hủy RTP. Ủ yếm khí bán liên tục với các tỷ lệ khác nhau của RTP và LB được thực hiện và kết quả thể hiện rằng thể tích khí sinh học sinh ra hằng ngày, năng suất khí sinh học cao hơn khi tỷ lệ trộn với LB cao hơn. Cụ thể là, thể tích khí sinh học sinh ra là 0,37±0,03L/ngày, 0,51±0,03L/ngày, 1,03±0,03L/ngày, 1,31±0,04L/ngày và 1,71±0,08L/ngày lần lượt cho các nghiệm thức 100%RTP, 75%RTP+25%LB, 50%RTP+ 50%LB, 25%RTP+75%LB và 100%LB, trong khi năng suất khí sinh học là 1,08±0,10L/(kgTS×ngày), 1,50±0,10L/(kgTS×ngày), 3,01±0,09L/ (kgTS×ngày), 3,81±0,11L/(kgTS×ngày), 5,01±0,24L/(kgTS×ngày) ho cùng nghiệm thức. Nồng độ phần trăm khí CH4 thấp nhất ở nghiệm thức 100%RTP (28,25 ± 17,48%) so với nghiệm thức 75%RTP+25%LB(30,25 ± 18,62%),nghiệm thức 50%RTP+ 50%LB (33,25 ± 17,59%), nghiệm thức 25%RTP+75%LB (40,15 ± 19,19%), và nghiệm thức 100%LB (44,51 ± 18,71%). Kết quả đề nghị rằng đồng phân hủy RTP và LB có tiềm năng tăng ý nghĩa năng suất khí sinh học, cung cấp một giải pháp hứa hẹn cho xử lý RTP bởi phương pháp sản xuất khí sinh học.

This study aimed to investigate the potential of co-digestion of food waste (FW) and water hyacinth (WH) to improve biogas yield compared to only digestion of FW. Semi-continuous anaerobic incubation with different ratios of FW and WH was conducted. The results showed that the daily produced biogas and biogas yield were higher with increasing mixed WH ratios. Specifically, the volumes of daily produced biogas were 0.37±0.03L/day, 0.51±0.03L/day, 1.03±0.03L/day, 1.31±0.04L/day, and 1.71±0.08L/day for the treatments of 100%FW, 75%FW+25%WH, 50%FW+ 50%WH, 25%FW+75%WH, and 100%WH, respectively, while the biogas yields were 1.08±0.10L/(kgTS×day), 1.50±0.10L/(kgTS×day),3.01±0.09L/(kgTS×day),3.81±0.11L/(kgTS×day), 5.01±0.24L/(kgTS×day) for the same treatments. The percentage concentration of CH4 was also lowest for the 100%FW treatment (28.25 ± 17.48%) compared to the 75%FW+25%WH treatment (30.25 ± 18.62%), the 50%FW+ 50%WH treatment (33.25 ± 17.59%), the 25%FW+75%WH treatment (40.15 ± 19.19%), and the 100%FW treatment (44.51 ± 18.71%). These results suggest that codigestion of FW with WH has the potential to significantly increase biogas yield, providing a promising solution for the treatment of food waste by the biogas production method

TTKHCNQG, CVv 403