



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Ghép mô, tạng
BB
Phạm Duy Hiền, Vũ Mạnh Hoàn, Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trần Đức Tâm, Phạm Thị Hải Yến, Phan Hồng Long
Sử dụng đoạn mạch máu tự thân của người hiến tạo hình tĩnh mạch cửa trong ghép gan ở trẻ em: Báo cáo hai trường hợp
Use of portal vein donor autologous vasculature in pediatric living donor liver transplantation: A two case report
Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)
2024
05
363-369
2354-080X
Ghép gan cho trẻ em là phương pháp điều trị cuối cùng có hiệu quả cho trẻ em xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối, u gan và một số bệnh lý chuyển hóa. Đặc điểm tĩnh mạch cửa ở trẻ em xơ gan thường nhỏ và xơ cứng do hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa kéo dài, lưu lượng máu qua tĩnh mạch cửa thấp hoặc những can thiệp phẫu thuật trước đó. Chúng tôi báo cáo hồi cứu hai trường hợp người bệnh 16 tháng và người bệnh 43 tháng với chẩn đoán: Xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối/ Teo mật đã phẫu thuật Kasai có hẹp tĩnh mạch cửa được phẫu thuật ghép gan sử dụng mảnh ghép gan trái từ người cho sống và thay thế tĩnh mạch cửa bằng đoạn tĩnh mạch chậu ngoài của người hiến. Kết quả sau mổ: cả 2 người bệnh diễn biến ổn định, tốc độ dòng chảy qua tĩnh mạch cửa bình thường, không phát hiện hẹp, tắc hay huyết khối. Theo dõi xa 01 người bệnh tháng thứ 52 và 01 người bệnh tháng thứ 7, lâm sàng ổn định, siêu âm doppler tĩnh mạch cửa dòng chảy trong giới hạn bình thường, không huyết khối. Đồng thời tìm hiểu y văn về chỉ định, mô tả đặc điểm kỹ thuật và kết quả thay thế tĩnh mạch cửa trong ghép gan từ người cho sống cho trẻ em. Việc thay thế tĩnh mạch cửa ở trẻ em có hẹp tĩnh mạch cửa bằng đoạn mạch tự thân của người hiến có thể thực hiện an toàn với kết quả ban đầu tốt.
Pediatric liver transplantation is an effective last-resort treatment for children with cirrhosis, endstage liver disease, liver tumors, and certain metabolic diseases. The portal vein characteristics in children with cirrhosis are often small and stenosis as a result of persistent portal hypertension, low portal venous blood flow, or previous surgical interventions. We retrospectively report two cases, a female 16-month-old and a female 4-year-old with the diagnosis: Cirrhosis, end-stage liver disease/ Biliary atresia who underwent Kasai surgery with portal vein stenosis who received liver transplantation using left lateral segment from a living donor and replacement of the portal vein with a segment of the external iliac vein from the donor. Postoperative results in both patients were stable, the flow rate through the portal vein was normal, and no stenosis, obstruction, or portal vein thrombosis was detected. Longterm follow-up of 01 patient at the 52th month and 01 patient at the 7th month, clinically stable, portal Doppler ultrasound, flow within normal limits, no thrombosis. At the same time, study the literature on indications, specification, and outcome of portal vein replacement in living donor liver transplantation for children. Replacing the portal vein in children with portal vein stenosis with an autologous donor segment can be performed safely in both the donor and recipient with good initial results.
TTKHCNQG, CVv 251