Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,603,686
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..

Nguyễn Minh Nhật Nam, Châu Huệ Mai, Trần Phát Đạt, Nguyễn Thị Ngọc Thuý

Thiết kế sổ tay đọc hiểu dùng trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp Trung học phổ thông theo Chương trình Ngữ văn 2018

Designing reading comprehension notebooks for teaching reading lyric poetry at the high school level within the framework of the 2018 literature curriculum

Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam

2022

1

28-34

2615-8957

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 (Chương trình Ngữ văn 2018), mục tiêu của dạy đọc là học sinh biết cách đọc và tự đọc văn bản. Tuy nhiên, trong các loại văn bản văn học được dạy ở cấp Trung học phổ thông, thơ trữ tình là loại văn bản phức tạp. Hơn nữa, yêu cầu về đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp học này đa phần là đọc phân tích và đánh giá. Từ bối cảnh trên, nhằm đổi mới phương pháp dạy đọc và hỗ trợ học sinh ghi chép cách đọc và tự đọc hiểu thơ trữ tình, nghiên cứu này thiết kế sổ tay đọc hiểu như là hồ sơ đọc dùng trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp Trung học phổ thông. Nghiên cứu sử dụng lí thuyết về hồ sơ học tập và định hướng của Chương trình Ngữ văn 2018 để xây dựng mục đích, nguyên tắc, cấu trúc và cách sử dụng của sổ tay. Để đánh giá mức độ hiệu quả và khả thi của sổ tay trong thực tế dạy học, một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi đã được tiến hành với 160 giáo viên Trung học phổ thông tham gia. Kết quả khảo sát cho thấy, sổ tay được đánh giá cao nhất ở tính thân thiện, thẩm mĩ và cần thiết cho việc rèn luyện kĩ năng đọc thơ trữ tình.

According to the 2018 General Education Curriculum in Literature (the 2018 Literature Curriculum), the aim of teaching reading comprehension is that students know how to read and read by themselves. However, among the literary genres taught at the high school level, lyric poetry is an elaborate genre, and additionally, the requirements of reading lyric poetry at this level are mainly of analysis and evaluation reading. Within this context, , this study designed the reading notebook as a reading portfolio used in teaching reading lyric poetry in order to improve the methods of teaching reading as well as develop students’ skills in reading lyric poetry. The study used the theory of portfolio and the orientation of the 2018 Literature Curriculum to develop the target, principles, structure, and usage of the notebook. A questionnaire survey was conducted with 160 high school teachers as participants to evaluate the effectiveness and practicability of the notebook in teaching practice. The results show that the notebook was ranked highest in terms of friendliness, attractiveness, and necessity for training lyric poetry reading skills.

TTKHCNQG, CVv 489