Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,807,049
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Ung thư học và phát sinh ung thư

Nguyễn Trọng Phúc, Phùng Thế Hải, Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hoàng Trung Kiên, Ngô Thu Hằng, Cấn Văn Mão, Nguyễn Lĩnh Toàn, Đỗ Anh Tuấn, Lê Văn Đông, Đỗ Khắc Đại1

Thiết lập quy trình đánh giá năng lực gây độc dòng tế bào ung thư của tế bào giết tự nhiên (nk) sau nuôi cấy tăng sinh

The protocol for analyzing the potency of post-expanded human nk cells in killing cancer cell line in vitro

Tạp chí Y học Việt Nam

2023

1

345-350

1859-1868

Nghiên cứu nhằm mục đích thiết lập quy trình đánh giá khả năng gây độc tế bào dòng ung thư của tế bào NK sau khi đã được hoạt hoá và tăng sinh in vitro dựa trên công cụ đánh giá là hệ thống đếm tế bào dòng chảy (flow cytometry). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hai khối tế bào NK: (1) tế bào NK máu ngoại vi phân lập từ người hiến (bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc ung thư tuyến tiền liệt tại bệnh viện K trung ương - cơ sở Tân Triều) tại thời điểm trước khi nuôi cấy tăng sinh (ngày đầu tiên - D0; NK-D0) và (2) tế bào NK tại thời điểm sau khi nuôi tăng sinh bằng bộ kít nuôi tăng sinh hoạt hoá tế bào NK (kít KBM) trong 14 ngày (Ngày thứ 14 - D14; NK-D14) được sản xuất; 2 nhóm tế bào NK này được tiến hành đồng nuôi cấy với tế bào dòng ung thư tuyến tiền liệt (PC3) theo tỉ lệ 5:1 (NK:PC3) trong vòng 6h để đánh giá năng lực hai khối tế bào NK này. Dựa vào tỉ lệ tế bào PC3 sống sót sau khi đồng nuôi cấy được đánh giá bằng kỹ thuật tế bào dòng chảy, xác định được tỉ lệ PC3 bị ly giải bởi tế bào NK. Kết quả: Dựa trên quy trình được thiết lập, chúng tôi nhận thấy tế bào NK sau nuôi cấy tăng sinh bộc lộ khả năng giết tế bào dòng ung thư mạnh mẽ hơn so với tế bào NK vừa phân lập từ máu ngoại vi. Kết luận: Chúng tôi thiết lập thành công quy trình đánh giá năng lực giết tế bào ung thư của tế bào NK sau khi nuôi tăng sinh và hoạt hoá. Quy trình này là tiền đề phục vụ cho các nghiên cứu ứng dụng lâm sàng đánh giá năng lực tế bào miễn dịch sau nuôi cấy.

This study aims to establish a procedure to evaluate the cytotoxicity of NK cells after being activated and proliferated in vitro based on the evaluation tool of flow cytometry system. Subjects and research methods: We analyzed two sources of NK cells: (1) Peripheral blood NK cells isolated from a donor (the patient was diagnosed with prostate cancer at the central K hospital - Tan Trieu campus) at the time before proliferative culture (first day - D0; NK-D0) and (2) NK cells at the time of post-proliferative culture with the NK cell activation culture kit (KBM kit) in 14 days (Day 14 - D14; NK-D14); these two sources of NK cells were co-cultured with prostate cancer cells (PC3) in a ratio of 5:1 (NK:PC3) within 6 hours to evaluate the potency of two NK cells. The percentage of survived PC3 cells that were not lysed by NK cells was assessed by flow cytometry. Results: Based on the established procedure, we found that proliferative-cultured NK cells exhibited a stronger ability to kill cancer cell line (PC3) than fresh NK cells isolated from the patient. Conclusion: We have successfully established a procedure to evaluate the cancer cell killing ability of NK cells after proliferation and activation. This procedure is a premise for clinical application studies to evaluate the potency of immune cells after culture.

TTKHCNQG, CVv 46