Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,836,298
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Y học lâm sàng khác

BB

Trần Đức Minh, Vũ Văn Khâm, Quàng Thị Ngân

Thực trạng loét tỳ đè của người bệnh tại đơn vị hồi sức ngoại Bệnh viện Bạch Mai năm 2024 và một số yếu tố liên quan

The current situation of pressure ulcers in patients at the surgical intensive care unit of Bach Mai Hospital in 2024 and some related factors

Y học cộng đồng

2024

5

268-272

2354-0613

Đánh giá thực trạng loét tỳ đè và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến loét tỳ đè tại Đơn vị Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu thuần tập, chọn mẫu toàn bộ, sử dụng thang điểm Braden để đánh giá nguy cơ loét tỳ đè trên người bệnh tại Đơn vị Hồi sức Ngoại, Trung tâm Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Trong 170 người bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh loét tỳ đè chiếm 27,6%. Vị trí loét hay gặp nhất là gót chân chiếm 16,5%. Về mức độ loét: độ I chiếm 30,4 %, độ II chiếm 69,6%, không xuất hiện vết loét độ III và độ IV. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về loét tỳ đè và thể trạng với p < 0,05; loét tỳ đè và tình trạng thở máy với p < 0,001. Tỷ lệ loét ở nhóm người bệnh thể trạng trung bình cao hơn nhóm người bệnh có thể trạng gầy và thừa cân. Tỷ lệ nhóm người bệnh có loét thở máy > 7 ngày cao hơn nhóm người bệnh thở máy ≤ 7 ngày. Kết luận: Tình trạng loét tỳ đè là vấn đề đáng được quan tâm ở các đơn vị hồi sức tích cực. Việc triển khai những biện pháp dự phòng sớm và điều trị kịp thời loét tỳ đè là rất cần thiết, đặc biệt trên các đối tượng người bệnh thở máy, nằm bất động. Cần đánh giá một cách tổng thể về nguy cơ loét tỳ đè để có nhận định khách quan, góp phần hạn chế tình trạng này xuất hiện và tiến triển.  

To assess the current situation of pressure ulcers and learn about some factors related to pressure ulcers at the Surgical Intensive Care Unit of Bach Mai Hospital. Subject and methods: Cohort study design, selecting the entire sample, using the Braden scale to assess the risk of pressure ulcers in patients at the Surgical Intensive Care Unit, Anesthesia and Resuscitation Center, Bach Mai Hospital. Results: Of the 170 patients participating in the study, the proportion of patients with pressure ulcers accounted for 27.6%. The most common ulcer location was the heel, accounting for 16.5%. Regarding the level of ulcers: level I accounted for 30.4%, level II accounted for 69.6%, no level III and level IV ulcers appeared. There was a statistically significant difference in pressure ulcers and physical condition with p<0.05; pressure ulcers and ventilator status with p<0.001. The rate of pressure ulcers in the group of patients with average physical condition is higher than that of patients with thin and overweight physical condition. The rate of patients with mechanical ventilation ulcers >7 days is higher than that of patients with mechanical ventilation ≤7 days. Conclusion: Pressure ulcers are an issue that deserves attention in intensive care units. Early implementation of preventive measures and timely treatment of pressure ulcers is very necessary, especially in patients with mechanical ventilation and immobility. It is necessary to comprehensively assess the risk of pressure ulcers to have an objective assessment, contributing to limiting the appearance and progression of this condition.

TTKHCNQG, CVv 417