Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,982,344
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Tâm thần học

BB

Phạm Hồng Đăng Khoa, Lương Thanh Điền, Hà Tấn Đức

Tỉ lệ và một số yếu tố nguy cơ trầm cảm sau đột quỵ

Rate and risk factors of poststroke depression

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

2

321-325

1859-1868

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 16 triệu người bị đột quỵ lần đầu, tử vong khoảng 5,7 triệu, khoảng 12,6 triệu người bị khuyết tật mức độ vừa và nặng sau đột quỵ. Các di chứng thường gặp của đột quỵ như té ngã, loét do tỳ đè, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, trầm cảm, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi. Trong đó trầm cảm sau đột quỵ là một di chứng phổ biến và nặng nề của tai biến mạch máu não. Vì những lý do trên, để có thể tìm ra các yếu tố nguy cơ nhằm giúp tiên lượng và đưa ra kế hoạch can thiệp điều trị sớm và mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ trầm cảm sau đôt quỵ và một số yếu tố nguy cơ trầm cảm sau đột quỵ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích, được thực hiện trên bệnh nhân đột quỵ não được điều trị tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: Sau khi phân tích số liệu tổng hợp từ 352 bệnh nhân, tỉ lệ trầm cảm sau độ quỵ là 22,4%. Ghi nhận có 2 yếu tố nguy cơ có liên quan đến trầm cảm sau đột quỵ là giới tính và tiền sử hút thuốc lá. Trong đó tỉ lệ trầm cảm sau đột quy ở nam giới cao hơn so với nữ giới, với OR=2,022 (95% CI là 1,19-3,436), p<0,05 với phép kiểm Fisher và bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá có nguy cơ mắc trầm cảm sau đột quỵ gấp 2,402 so với bệnh nhân không hút thuốc lá (OR=2,402; 95%CI=1,436-4,019) lần với p<0,001 với phép kiểm Fisher. Không ghi nhận mối liên quan giữa loại đột quỵ, vị trí tổn thương, và các yếu tố khác liên quan đến trầm cảm sau đột quỵ.

Annually, around 16 million people worldwide experience their first stroke, with approximately 5.7 million deaths and about 12.6 million people left with moderate to severe disabilities following a stroke. Common complications of stroke include falls, pressure ulcers, urinary tract infections, pneumonia, depression, deep vein thrombosis, and pulmonary embolism. Among these, post-stroke depression is a prevalent and severe sequela of cerebrovascular accidents. Due to these reasons, in order to identify risk factors that can help predict and create early intervention plans to provide the best outcomes for patients, we conducted this study. Objectives: To determine the rate of post-stroke depression and identify some risk factors for post-stroke depression. Subjects and Methods: This is a prospective, cross-sectional descriptive study with analysis, conducted on stroke patients treated at the Neurology Department of Can Tho Central General Hospital. Results: After analyzing the combined data from 352 patients, the rate of post-stroke depression was found to be 22.4%. Two risk factors related to post-stroke depression were identified: gender and a history of smoking. The rate of post-stroke depression was higher in men than in women, with an OR=2.022 (95% CI: 1.19-3.436), p<0.05 using Fisher's exact test. Additionally, patients with a history of smoking were 2.402 times more likely to develop post-stroke depression compared to non-smokers (OR=2.402; 95% CI: 1.436-4.019) with p<0.001 using Fisher's exact test. No association was found between the type of stroke, the location of the lesion, and other factors related to post-stroke depression.

TTKHCNQG, CVv 46