76
BB
Nguyễn Ngọc Lân; Lê Thị Thảo; Ngô Thị Tiểu My; Nguyễn Thị Dung
Tình hình đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Thống Nhất
Antibiotic resistance of agents causing urinary tract infections in Thong Nhat Hospital
Y học cộng đồng
2024
CD10
270-274
2354-0613
Nhiễm khuẩn tiết niệu; Kháng kháng sinh; Bệnh viện Thống Nhất
Urinary tract infections; Antibiotic resistance; Thong Nhat Hospital
Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Sự phát triển và lan rộng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc đã làm tăng tính phức tạp trong quản lý và điều trị NKTN. Mục tiêu: Xác định các tác nhân vi sinh vật gây bệnh và tình trạng đề kháng kháng sinh của chúng trên người bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Thống Nhất từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/04/2024. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Thu thập 901 mẫu cấy nước tiểu dương tính có tỷ lệ nữ giới (61%) cao hơn ở nam là (39%) và chủ yếu gặp ở lứa tuổi trên 60 tuổi (80%). Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu thương gặp là: E. coli (54,6%); K. pneumoniae (12,1%); P. aeruginosa (6,9%); Enterroccocus (4,6%); P. mirabilis (5,1%) và E. aerogenes (3,0%). Tính kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu phân lập được: E. coli kháng với cephalosporin dao động từ 38,9% đến 73,4%, trên 75% kháng với nhóm quinolones còn nhạy cảm 100% với amikacin, trên 90% nhạy cảm với nhóm carbapenems. Tỷ lệ nhạy cảm với nitrofurantonin là (96,5%). K. pneumoniae kháng với nhóm beta-lactam dao động từ 51,7% đến 79,2%; với nhóm carbapenems kháng từ 21,8% đến 51,1%, trên 65% kháng với nhóm quinolones; tỷ lệ nhạy amikacin là (78,1%) và Tigecyclin là (100%). Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa từ 50% đến 67,7%, riêng với piperacillin/tazobactam tỉ lệ nhạy là (74,2%). Enterococcus spp. tỷ lệ nhạy cảm với tigecyclin là (100%), nhạy với teicoplanin là (78%) và vancomycin (75,6%). Kết luận: E. coli là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao nhất. Tình trạng đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn ngày càng cao trong bệnh viện.
Urinary tract infections are a serious public health problem worldwide. The development and spread of drug-resistant bacterial strains have increased the complexity of managing and treating urinary tract infections. Objective: The aim of this study was to determine the microorganisms causing urinary tract infections and their antimicrobial resistance in urinary tract infections patients admitted to Thong Nhat Hospital from April 1, 2023, to April 30, 2024.Method: Cross-sectional, descriptive study. Result: Collecting 901 positive urine culture samples, the female rate (61%) was higher than male rate (39%) and mainly occurred in those over 60 years old (80%). The common bacteria causing urinary tract infections were: E. coli (54,6%); K. pneumoniae (12,1%); P. aeruginosa (6,9%); Enterococcus spp (4,6%); P. mirabilis (5,1%); E. aerogenes (3,0%).The antibiotic resistance of some isolated urinary tract infection – causing bacteria was as follows: E. coli resistance to cephalosporins ranged from 38,9% to 73,4%, with over 75% resistance to quinolones, yet it remained 100% sensitive to amikacin and over 90% sensitive beta-lactams ranged from 51,7% to 79,2%; resistance to carbapenems ranged from 21,8% to 51,1% and over 65% resistance to quinolones; the sensitivity rate to amikacin was 78,1% and to tigecycline was 100%. The antibiotic resistance rate of P. aeruginosa ranged from 50% to 67,7% with sensitivity rate of 74,2% to piperacillin/tazobactam. Enterococcus spp. had a sensi-tivity rate of 100% to tigecycline, 78% to teicoplanin and 75,6% to vancomycin. Conclusion: E. coli is the most common cause of urinary tract infections. Antibiotic resistance of bacteria is increasing in hospital.
TTKHCNQG, CVv 417