Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế

BB

Doãn Thị Huyền; Đồng Thị Hằng; Ngô Thị Lộc; Lê Thị Thúy Hằng; Nguyễn Văn Thắng

Tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh Parkinson điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2021 và một số yếu tố liên quan

Medication adherence of Parkinson out-patients at Bach Mai hospital in 2021 and related factors

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2023

2

171-176

1859-1868

Tuân thủ điều trị; Điều trị ngoại trú; Parkinson

Parkinson; Medication adherence; Outpatient treatment; Related factors

Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị thuốc (TTĐTT) của người bệnh (NB) Parkinson điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai và phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực hiện trên 160 NB Parkinson điều trị ngoại trú tại phòng khám chuyên khoa Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2021 đến 31/12/2021. Kết quả: Tỷ lệ TTĐTT tốt đạt 65% trong đó quên uống thuốc, uống thêm thực phẩm chức năng (TPCN) chiếm tỷ lệ lần lượt là: 65% và 20%. Tỷ lệ bỏ bớt thuốc chiếm 20% và bỏ điều trị chiếm 33,1%. Lý do chính của TTĐTT không tốt là: nhiều loại thuốc; để dành thuốc phòng khi không có; đi xa không mang theo thuốc; uống không đúng giờ, quên lượt uống thuốc, không có người nhắc, sợ uống kéo dài gây độc hại; không có khả năng chi trả. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với TTĐTT bao gồm: số lượng thuốc < 3 loại (OR=2,4), khả năng tự sinh hoạt (OR=3,1), mức độ bệnh/điểm vận động theo thang điểm MDS-Unified Parkinson's Disease Rating Scale (MDS-UPDRS) từ bình thường đến nhẹ (OR=3,4) và có bảo hiểm y tế-BHYT (OR=2,5). Các yếu tố giới tính, tuổi, thời gian mắc bệnh, số lần sử dụng thuốc không liên quan có ý nghĩa thống kê đến TTĐTT của NB. Kết luận: Tỷ lệ TTĐTT tốt của NB Parkinson chưa cao (65%), trong đó 65% quên thuốc, 33,1% bỏ điều trị, 20% bỏ bớt thuốc và 20% uống thêm thực phẩm chức năng (TPCN). Số loại thuốc uống, có khả năng tự sinh hoạt được, mức độ bệnh/điểm vận động theo thang điểm MDS-UPDRS và có BHYT là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến TTĐTT. Cần tăng cường hướng dẫn, tư vấn cho NB và áp dụng các biện pháp can thiệp để tăng cường sự tuân thủ như: nhắc uống thuốc, hỗ trợ xã hội, hỗ trợ BHYT.

To describe the current medication adherence of Parkinson out-patients at Bach Mai Hospital in 2021 and to analyze some related factors. Methodology: A cross-sectional descriptive study with analysis was conducted on 160 Parkinson out-patients at the Neurology clinic of Bach Mai Hospital from 01/01 to 31/12/2021. Results: The rate of good medication adherence was 65%, the main reasons for non-adherence was forgetting to take medication (65%) and consuming additional functional foods (20%). The rates of medication reduction and treatment discontinuation were 20% and 33.1%, respectively. The primary reasons for poor medication adherence were: having multiple medications, reserving medication for future use, forgetting to carry medications while traveling, taking medications at incorrect times, missing doses, lack of reminders, fear of prolonged use leading to toxicity, and financial constraints. Statistically significant factors associated with adherence to pharmacotherapy included: having less than 3 types of medications (OR=2.4), being able to live independently (OR=3.1), having a mild to normal level of disease severity based on the MDS-Unified Parkinson's Disease Rating Scale- MDS-UPDRS (OR=3.4), and having health insurance coverage (OR=2.5). Gender, age and length of illness, frequency of medication use were not related significantly to patients’ medication adherence. Conclusions: The rate of good adherence to drug treatment (ADT) in Parkinson patients is not high, standing at 65%, with 65% of patients forgetting to take their medications, 33.1% discontinuing treatment, 20% reducing medication intake, and 20% consuming additional functional foods. The number of medications taken, the ability to live independently, disease severity based on the MDS-UPDR scale, and having health insurance coverage are statistically significant factors associated with medication adherence. It is essential to enhance guidance and counseling for patients and implement interventions to improve adherence, such as medication reminders, social support, and health insurance assistance.

TTKHCNQG, CVv 46