76
Điều trị tích cực và hồi sức cấp cứu
BB
Nguyễn Như Lâm; Trần Đình Hùng
Vai trò của các chỉ số sốc trong tiên lượng bệnh nhân bỏng nặng
Role of shock index in predict mortality in burn severe patients
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2023
2
134-138
1859-1868
Bỏng; Chỉ số sốc; Tiên lượng
Shock index; Burns; Prognosis; Treatment
Đánh giá vai trò của các chỉ số sốc trong tiên lượng bệnh nhân người lớn bỏng nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 173 bệnh nhân (BN) bỏng người lớn nhập viện trong vòng 6 giờ sau bỏng tại Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 1/1/2021 - 31/10/2022, có diện tích bỏng từ 30% diện tích cơ thể (DTCT) trở lên. BN được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm tổn thương bỏng và các chỉ số sốc. Dùng ROC test phân tích giá trị tiên lượng tử vong của các yếu tố. Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 29,48%. Các bệnh nhân có SI tăng chiếm đa số (72,83%). So với nhóm sống sót, nhóm tử vong có chỉ số sốc, chỉ số sốc sửa đổi và chỉ số sốc theo tuổi lớn hơn có ý nghĩa (p < 0=0,0001). Ngược lại, chỉ số sốc đảo ngược ở nhóm tử vong thấp hơn nhóm sống sót, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001). Khi phân tích đa biến cho tử vong, chỉ số sốc theo tuổi cùng với diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp có mối liên quan độc lập với tử vong. Phối hợp 3 chỉ số diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp và chỉ số sốc theo tuổi thì giá trị tiên lượng tử vong rất tốt (AUC = 0,95; độ nhạy: 88,16%; độ đặc hiệu: 90,15%), cao hơn có ý nghĩa so với đơn lẻ từng yếu tố (p < 0,001). Kết luận: Chỉ số sốc theo tuổi cùng với diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp là những yếu tố tiên lượng độc lập tử vong ở bệnh nhân bỏng. Giá trị tiên lượng tử vong của chỉ số sốc theo tuổi kết hợp với diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp là rất tốt (AUC = 0,95).
To evaluate the role of Shock Index in predict mortality in burn severe patients. Subjects and methods: A retrospective study was conducted on 273 adult burn patients (16 – 65) with burn extent ≥ 30% total body surface area (TBSA) hospitalized within 6 hours postburn in the ICU, National Burn Hospital from 01/01/ 2021 - 31/10/2022. Patients were divided into two groups of survival and death, compared in terms of patient characteristics, burn features and shock index. Using ROC test to analyze the mortality prognostic value of factors. Results: The mortality rate was 29.48%. The majority of patients with increased SI (72.83%). Compared with the surviving group, the mortality group had significantly greater shock index, modified shock index and age shock index (p < 0=0.0001). In contrast, the reverse shock index was lower in the mortality group than in the surviving group, the difference was statistically significant (p = 0.0001). Multivariate analysis showed that the age shock index with thickness of burn area and inhalation injury was independently associated with mortality. Combining the age shock index with thickness of burn area and inhalation injury has a very good predictive value of mortality (AUC = 0.95; sensitivity 88.16%; specificity 90.15%), significantly higher than for each factor alone (p = 0.0001). Conclusion: The age shock index with thickness of burn area and inhalation injury are independent predictors of mortality in burn patients. The predictive value of mortality of age shock index with thickness of burn area and inhalation injury is very good.
TTKHCNQG, CVv 46