Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,607,778
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Tai mũi họng

Nguyễn Thị Hoa Hồng, Phạm Trần Anh, Trần Thế Diệu

Vai trò của phẫu thuật xương chũm trong điều trị viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm: Một nghiên cứu tổng quan

The role of mastoidectomy in treatment of tubotympanic chronic otitis media: A review

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2023

2

126-131

1859-1868

Nghiên cứu vai trò của phẫu thuật xương chũm (simple mastoidectomy) trong điều trị viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm. Phương pháp nghiên cứu: Tổng quan luận điểm. Kết quả: 20 bài báo đã được lựa chọn phân tích toàn văn về vai trò thành của phẫu thuật xương chũm (PTXC) khi kết hợp tạo hình tai giữa và quan điểm về PTXC trong điều trị viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) không nguy hiểm. Trong đó có 8 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT) (40%), 10 nghiên cứu hồi cứu (50%), 2 nghiên cứu chùm ca bệnh (10%). Trong 17 nghiên cứu so sánh tỷ lệ liền màng nhĩ của 2 nhóm PTXC kết hợp tạo hình tai giữa và nhóm tạo hình tai giữa đơn thuần có 16 nghiên cứu (94%) có P-value>0,05. 9 nghiên cứu (45%) có quan điểm ủng hộ PTXC trong điều trị VTGMT có đặc điểm: 1 nghiên cứu RCT phân loại bằng chứng cấp độ 2b, 8 nghiên cứu cấp độ 4. Trong 11 nghiên cứu (55%) không ủng hộ PTXC có 7 nghiên cứu RTC phân loại bằng chứng cấp độ 1b và 4 nghiên cứu cấp độ 4. Kết luận: PTXC không giúp tăng hiệu quả của phẫu thuật THTG trong điều trị VTGMT không nguy hiểm. PTXC có thể có ích trong các trường hợp niêm mạc hòm nhĩ không bình thường, VTGMT nhiễm MRSA, nghi ngờ có tổn thương trong xương chũm. Quyết định PTXC trong điều trị VTGMT không nguy hiểm cần cân nhắc lợi ích, nguy cơ và chi phí của phẫu thuật.

Study the role of simple mastoidectomy in treatment of tubotympanic chronic otitis media. Study design: Scoping review. Method: A systematic search was conducted using the PubMed, Cochrane databases up to June 2022. The literature was screened on mastoidectomy in treatment of tubotympanic chronic otitis media, examining the success of tympanic membrane repair and indication of mastoidectomy. Result: Twenty articles were reviewed examining surgical outcomes for patients with tubotympanic chronic otitis media. There was 8 prospective randomized trials (RCT), 10 retrospective studies and 2 case-series. There are 17 studies comparing outcome of tympanomastoidectomy and tympanoplasty alone, in which 94% has P-value>0,05. 45% of the studies are agree with mastoidectomy indication for chronic otitis media mucosal type, there are 1 RCT with level of evidence grade 2b and 8 study grade 4. 55% of the studies are not agree with mastoidectomy for indication, in which, there are 7 RCTs grade 1b and 4 grade 4 studies. Conclusion: Concomitant mastoidectomy for tubotympanic chronic otitis media does improve outcome of tympanoplasty. Mastoidectomy is maybe helpful cases of unhealthy midle ear mucosa, MRSA infected chronic otitis media and hidden formation in the mastoid. Consider risk, cost and value when indicate mastoidectomy for tubotympanic chronic suppurative otitis media.

TTKHCNQG, CVv 46