76
Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế
BB
Phạm Thị Phương Thảo; Đàm Thị Bảo Hoa; Nguyễn Thị Tố Uyên; Nguyễn Diệp Trọng Đức
Xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần và những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Trends in seeking help to solve mental health problems and barriers to accessing mental health care services among students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2024
3
262-266
1859-1868
Sức khỏe tâm thần; Dịch vụ y tế; Sinh viên; Tiếp cận dịch vụ
Mental health; Medical service; Students; Barriers
Mô tả xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ của SV nhằm giải quyết các vấn đề SKTT và khảo sát những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKTT ở SV trường Đại học (ĐH) Y – Dược, ĐH Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp 1209 SV trường ĐH Y – Dược, ĐH Thái Nguyên thông qua bộ câu hỏi được thiết kế phù hợp với nghiên cứu. Các chỉ số nghiên cứu gồm tuổi, giới, dân tộc, tỉ lệ SV có rối nhiễu tâm trí theo thang đo SRQ-20. Kết quả: Độ tuổi trung bình của SV tham gia nghiên cứu là 20,6 ± 1,7. Tỉ lệ SV có rối nhiễu tâm trí (RNTT) là 50,0%. Có 49,2% SV đã từng cảm thấy có vấn đề về SKTT và tự mình vượt qua mà không tìm kiếm sự giúp đỡ. Các nguồn hỗ trợ SV thường tìm đến nhằm giải quyết vấn đề SKTT là bạn bè (36,3%); gia đình (24,0%); chuyên gia chăm sóc SKTT (2,6%). Muốn tự mình giải quyết vấn đề (64,3%); thấy nói chuyện với bạn bè, người thân sẽ tốt hơn (40,1%); nghĩ rằng vấn đề sẽ tự hết và không cần sự giúp đỡ (32,7%) là ba lý do được nhiều SV lựa chọn nhất nhằm giải thích cho việc không tìm đến các dịch vụ chăm sóc SKTT chuyên nghiệp khi gặp vấn đề về SKTT. Kết luận: SV có xu hướng tìm đến người xung quanh không có chuyên môn về chăm sóc SKTT nhằm giải quyết vấn đề SKTT thay vì tìm đến dịch vụ chăm sóc SKTT chuyên nghiệp. Những rào cản lớn nhất trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKTT trên SV là rào cản về nhận thức, thái độ.
Describe the tendency of students to seek help to solve mental health problems; survey the barriers to accessing mental health care services among university students at the Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy. Materials and Methods: Description in cross-section. The study used a questionnaire to conduct direct interviews with 1209 students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy. Research indicators include age, gender, ethnicity, and the rate of students with mental disorders according to the SRQ-20 scale. Results: The average age was 20.6 ± 1.7 years. The rate of students with mental disorders was 50.0%. Sources of support that students often turn to to solve mental health problems were: friends (36.3%), family (24.0%), while mental health care specialists was 2.6%. Want to solve problems by themselves (64.3%); that talking with friends and relatives is better (40.1%); and think that the problem will go away on its own without help (32.7%) were the three reasons chosen by most students to explain not seeking professional mental health care services when experiencing mental health problems. Conclusion: Instead of seeking professional mental health care services, students often turn to relatives who do not have competence in mental health care to solve mental health concerns. Students' awareness and attitudes regarding mental health concerns are the most significant barriers to seeking mental health care services.
TTKHCNQG, CVv 46