Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Chọn tạo giống và khai thác phát triển nguồn gen cây Trẩu (Vernicia Montana Lourr) ở tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Đặng Thái Dương

ThS. Nguyễn Duy Phong; PGS.TS. Nguyễn Văn Minh; ThS. Phạm Cường; ThS. Trần Thị Thuý Hằng; ThS. Phùng Xuân Linh; ThS. Lê Thái Hùng; KS. Đặng Thái Hoàng; ThS. Nguyễn Thị Thương; KS. Bùi Văn Thình

Giống cây rừng

01/12/2023

30/12/2026

Nội dung 1: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phân bố, giá trị sử dụng nguồn gen và đặc điểm sinh vật học của cây trẩu

1.1. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đặc điểm sinh học của loài Trẩu tại tỉnh Quảng Trị

1.2. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng rừng phòng hộ cải thiện môi trường của loài Trẩu tại tỉnh Quảng Trị

1.3. Đánh giá tổng hợp thực trạng sử dụng về dầu, quả, hạt, gỗ Trẩu và chuỗi giá trị và thị trường sản phẩm Trẩu.

1.4. Nghiên cứu, xây dựng sơ đồ phân bố rừng trồng cây Trẩu tại Quảng Trị

Nội dung 2: Nghiên cứu chọn lọc cây trội, đánh giá giá trị của nguồn gen của cây Trẩu tại tỉnh Quảng Trị

2.1.  Nghiên cứu, xác định cây trội loài Trẩu tại tỉnh Quảng Trị

2.2.  Nghiên cứu, đánh giá tỷ lệ dầu, thành phần và hàm lượng các chất chính trong dầu của hạt cây trội được lựa chọn làm cơ cơ sở chọn lọc cây ưu việt.

Nội dung 3: Nghiên cứu k thuật tạo giống loài Trẩu

3.1. Nghiên cứu, điều tra đánh giá tổng hợp kỹ thuật tạo giống loài cây Trẩu

3.2. Nghiên cứu, chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng vườn ươm để tạo cây giống trồng 02 vườn giống và tạo cây giống Trẩu của các thí nghiệm:

3.3. Nghiên cứu bổ sung và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tạo giống cây Trẩu bằng hạt tại Quảng Trị.

3.4. Nghiên cứu bổ sung và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tạo giống cây Trẩu bằng phương pháp ghép tại Quảng Trị.

Nội dung 4: Xây dựng vườn giống để cung cấp giống, kết hợp khảo nghiệm giống Trẩu và làm vườn sưu tập nguồn gen cây Trẩu tại tỉnh Quảng Trị.

4.1. Nghiên cứu xây dựng vườn giống kết hợp sưu tập nguồn gen từ hạt của cây trội loài Trẩu tại tỉnh Quảng Trị

4.2. Nghiên cứu xây dựng vườn giống kết hợp sưu tập nguồn gen của cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính loài Trẩu tại tỉnh Quảng Trị

Nội dung 5: Nghiên cứu, điều tra đánh giá tổng hợp kỹ thuật trồng rừng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng loài cây Trẩu tại tỉnh Quảng Trị.

5.1. Nghiên cứu, điều tra đánh giá tổng hợp kỹ thuật trồng rừng loài cây Trẩu ở Quảng Trị.

5.2. Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng loài cây Trẩu phù hợp tại tỉnh Quảng Trị.

- Báo cáo đặc điểm sinh học và thực trạng sử dụng và của cây Trẩu.

- Sơ đồ vùng phân bố rừng trồng cây Trẩu tại tỉnh Quảng Trị.

- Sơ đồ phân bố cây trội loài Trẩu tại tỉnh Quảng Trị.

- Báo cáo giá trị dầu Trẩu Quảng Trị của nguồn gen cây Trẩu.

- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống loài Trẩu bằng hạt.

- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống loài Trẩu bằng phương pháp ghép.

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng loài Trẩu.

- 02 Bài báo khoa học

- Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đăkrông, tỉnh Quảng Trị -Tỉnh Quảng Trị và các tỉnh trong cả nước có điều kiện lập địa tương tự. - Các Công ty, các cơ sở Nông lâm nghiệp: sản xuất và kinh doanh giống và trồng và chế biến xuất khẩu sản phẩm từ cây Trẩu. - Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: chế biến, sử dụng, tiêu thụ sản phẩm và lợi ích trong trồng rừng phòng hộ cải thiện môi trường và kết hợp cung cấp các sản phẩm khác từ cây Trẩu. - Trao đổi với các Trường, Viện nghiên cứu có cùng đối tượng là giống cây phòng hộ có giá trị kinh tế; các ngành,đơn vị sử dụng nguyên vật liệu trong một số ngành công nghiệp, y dược liệu từ cây và quả, hạt, dầu Trẩu. - Các Trung tâm quỹ gen, Vườn, khu bảo tồn quốc gia.... - Các trường đại học, viện nghiên cứu giảng dạy và nghiên cứu về công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Trẩu. - Sinh viên, học viên cao học, NCS: sử dụng tài liệu về kết quả của đề tài này. Ứng dụng phương phát nghiên cứu này để triển khai công tác khai thác và phát triển nguồn gen về loài cây có giá trị kinh tế khác.

Cây Trẩu, lâm nghiệp, giống cây rừng