
- Nghiên cứu bảo tồn khai thác và phát triển nguồn gen cây dược liệu Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) tại Ninh Bình
- Thiết kế thử nghiệm mô hình bù SVC nhằm nâng cao chất lượng điện năng cho phụ tải công nghiệp tại Thái Nguyên
- Ứng dụng hệ thống lọc nước mặt TĐC vào sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) tại huyện Năm Căn Ngọc Hiển và Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong sản xuất cam bưởi tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu quy trình chiết xuất can xi từ vỏ trứng; oligochitosan axit amin từ vỏ đầu tôm phối chế làm phân bón lá sinh học
- Ứng dụng công nghệ GIS và WEBGIS để xây dựng bản đồ du lịch điển tử tỉnh Thái Bình
- Xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Rau an toàn Bảo Thắng cho sản phẩm rau an toàn của huyện Bảo Thắng
- Giải pháp nâng cao năng lực thích ứng sinh kế với biến đổi khí hậu của hộ nông dân quanh hệ thống cống đập Ba Lai tỉnh Bến Tre
- Đánh giá tình hình nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- Nuôi thử nghiệm giống vịt trời quy mô nông hộ ở huyện Hòa Bìn tỉnh Bạc Liêu



- Nhiệm vụ đang tiến hành
Đánh giá sự hiện diện các hợp chất ô nhiễm đáng lo ngại mới (106 chất Contaminants of Emerging Concern CECs) trong hệ thống nước cấp sinh hoạt và đề xuất các giải pháp an toàn giảm thiểu các hợp chất này cho hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Bách
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Tỉnh/ Thành phố
GS.TS.Nguyễn Phước Dân
Lê Thị Minh Tâm; Hồ Tuấn Đức; Nguyễn Thị Huyền Trang; Lê Quang Đỗ Thành;
Các khoa học môi trường
12/2024
12/2026
Đánh giá nồng độ phát hiện của các hợp chất CECs tại các điểm lấy nước thô trên sông Sài gòn và Đồng Nai của nhà máy nước Tân Hiệp và Nhà máy nước Thủ Đức và sự thay đổi của chúng theo các mùa trong năm. Đồng thời, xác định hiệu quả xử lý các hợp chất CECs và chất hữu cơ hòa tan (dissolved organic carbons DOC), chất tiền tạo thành sản phẩm phụ khử trùng, cho hai nhà máy nước hiện hữu Thủ Đức và Tân Hiệp theo các mùa trong năm. Đánh giá rũi ro sức khỏe cộng đồng do sự cộng hưởng hiện diện CECs và sản phẩm phụ khử trùng (DBPs) của nước sinh hoạt trên mạng lưới phân phối nước của TP.HCM. Từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý an toàn giảm thiểu rũi ro sức khỏe cộng đồng do CECs và DBPs cho hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh.
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến sau khi nghiên cứu kết thúc bao gồm: Tập dữ liệu tên các chất CECs định lượng, và nồng độ của chúng theo 11 tháng trong năm (Nguồn nước thô tại trạm bơm Hòa Phú và Hóa An và các điểm lân cận; Các công đoạn xử lý của nhà máy nước Tân Hiệp và Thủ Đức; 5 vùng mạng lưới phân phối nước); Tập dữ liệu về nồng độ các sản phẩm phụ khử trùng (THMs, HAA và THMFP), DOC, ammonia, đục, màu của 11 tháng (Các công đoạn xử lý của nhà máy nước Tân Hiệp và Thủ Đức; 5 vùng mạng lưới phân phối nước); Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quy trình lấy mẫu,xử lý mẫu, bảo quản mẫu, phân tích hóa học cho đo đạc các thông số CECs và DPBs; Tập hồ sơ thiết kế sơ bộ cho công nghệ cải thiện nhà máy nước điển hình nhằm giamnr thiểu CECs và DBPs; Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn quy trình kiểm soát châm chlorine trong nhà máy và mạng lưới phân phối nước sạch nhằm giảm thiểu hình thành DBPs; Báo cáo tổng kết (Báo cáo tổng hợp , báo cáo tóm tắt, CD); 02 Bài báo khoa học trong nước; 01 Sách thiết kế và vận hành nhà máy xử lý nước mặt; Đào tạo 01 thạc sỹ; 01 Chuyên đề nghiên cứu sinh.
Contaminants of Emerging Concern; CECs; Nước sinh hoạt; Ô nhiễm nước; Hệ thống cấp nước