
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm định các thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Phân tích động lực học hệ thống đường ray cao tốc sử dụng phương pháp phần tử chuyển động
- Khảo sát sự tác động của phì đại tuyến tiền liệt lên niệu đạo và bàng quang
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất cây rau mầu hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất quy mô trạm bơm điện vừa và nhỏ ở các vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang
- Ứng dụng đèn LED nâng cao hiệu quả khai thác hải sản (đối với nghề chụp mực bốn tăng gông vây câu mành) trên tàu đánh bắt hải sản tỉnh Bình Thuận
- Xây dựng mô hình trình diễn giống dưa hấu mới ruột vàng Ngọt Giai Nhân và Hoàng Khôi trên địa tỉnh Hải Dương
- Xây dựng mô hình sản xuất giống cá sặc rằn đạt năng suất chất lượng cao và mang lại hiệu quả kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống trồng và chế biến cây Cà gai leo (Lonanum procumbens )theo chuỗi giá trị sản phẩm tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai
- Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi



- Nhiệm vụ đang tiến hành
Đánh giá sự hiện diện các hợp chất ô nhiễm đáng lo ngại mới (106 chất Contaminants of Emerging Concern CECs) trong hệ thống nước cấp sinh hoạt và đề xuất các giải pháp an toàn giảm thiểu các hợp chất này cho hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Bách
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Tỉnh/ Thành phố
GS.TS.Nguyễn Phước Dân
Lê Thị Minh Tâm; Hồ Tuấn Đức; Nguyễn Thị Huyền Trang; Lê Quang Đỗ Thành;
Các khoa học môi trường
12/2024
12/2026
Đánh giá nồng độ phát hiện của các hợp chất CECs tại các điểm lấy nước thô trên sông Sài gòn và Đồng Nai của nhà máy nước Tân Hiệp và Nhà máy nước Thủ Đức và sự thay đổi của chúng theo các mùa trong năm. Đồng thời, xác định hiệu quả xử lý các hợp chất CECs và chất hữu cơ hòa tan (dissolved organic carbons DOC), chất tiền tạo thành sản phẩm phụ khử trùng, cho hai nhà máy nước hiện hữu Thủ Đức và Tân Hiệp theo các mùa trong năm. Đánh giá rũi ro sức khỏe cộng đồng do sự cộng hưởng hiện diện CECs và sản phẩm phụ khử trùng (DBPs) của nước sinh hoạt trên mạng lưới phân phối nước của TP.HCM. Từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý an toàn giảm thiểu rũi ro sức khỏe cộng đồng do CECs và DBPs cho hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh.
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến sau khi nghiên cứu kết thúc bao gồm: Tập dữ liệu tên các chất CECs định lượng, và nồng độ của chúng theo 11 tháng trong năm (Nguồn nước thô tại trạm bơm Hòa Phú và Hóa An và các điểm lân cận; Các công đoạn xử lý của nhà máy nước Tân Hiệp và Thủ Đức; 5 vùng mạng lưới phân phối nước); Tập dữ liệu về nồng độ các sản phẩm phụ khử trùng (THMs, HAA và THMFP), DOC, ammonia, đục, màu của 11 tháng (Các công đoạn xử lý của nhà máy nước Tân Hiệp và Thủ Đức; 5 vùng mạng lưới phân phối nước); Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quy trình lấy mẫu,xử lý mẫu, bảo quản mẫu, phân tích hóa học cho đo đạc các thông số CECs và DPBs; Tập hồ sơ thiết kế sơ bộ cho công nghệ cải thiện nhà máy nước điển hình nhằm giamnr thiểu CECs và DBPs; Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn quy trình kiểm soát châm chlorine trong nhà máy và mạng lưới phân phối nước sạch nhằm giảm thiểu hình thành DBPs; Báo cáo tổng kết (Báo cáo tổng hợp , báo cáo tóm tắt, CD); 02 Bài báo khoa học trong nước; 01 Sách thiết kế và vận hành nhà máy xử lý nước mặt; Đào tạo 01 thạc sỹ; 01 Chuyên đề nghiên cứu sinh.
Contaminants of Emerging Concern; CECs; Nước sinh hoạt; Ô nhiễm nước; Hệ thống cấp nước