Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

DTT2023-05-D

Mô hình kinh tế Đồng Nai phát triển bền vững

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Bùi Văn Huyền

PGS-TS. Nguyễn Ngọc Toàn; ThS. Nguyễn Hữu Nguyên; PGS-TS. Lê Văn Chiến; TS. Ngô Thị Ngọc Anh; TS.Nguyễn Thị Phong Lan; TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh; ThS. Nguyễn Thị Lan Anh; TS. Hồ Thị Hương Mai; TS. Phí Thị Hằng; TS. Thị Diệu Hoa; ThS. Vũ Cẩm Nhung; ThS. Đào Xuân Lộc; ThS. Nguyễn Lan Hương; ThS. Lê Thạch Anh; CN.Đỗ Thị Loan

03/2024

12/2024

- Hình thành hệ thống cơ sở lý luận về mô hình phát triển kinh tế bền vững của địa phương: Đề tài luận giải rõ nội hàm, khung phân tích mô hình phát triển kinh tế bền vững của địa phương bao gồm 3 khía cạnh: (1) mô hình tăng trưởng kinh tế của địa phương (hay là các phương thức tăng trưởng); (2) các đặc điểm nổi bật, động thái của các yếu tố cấu thành, các chủ thể; (3) các kết quả/hiện trạng nền kinh tế theo 3 trụ cột (i) tốc độ tăng trưởng cao, duy trì trong dài hạn (ii) phát triển xã hội, (iii) bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề tài đề xuất hệ thống 11 nhóm chỉ tiêu, bao gồm 34 chỉ tiêu cụ thể để phân tích, đánh giá 3 trụ cột của mô hình kinh tế Đồng Nai phát triển bền vững. Các nhóm yếu tố tác động đến mô hình phát triển bền vững bao gồm các yếu tố bên trong (điều kiện tự nhiên, vị trí, các nguồn lực, cơ chế, chính sách của địa phương và năng lực quản trị, điều hành của chính quyền) và các yếu tố bên ngoài (cơ chế, chính sách của trung ương, xu thế phát triển, liên kết vùng, liên vùng).

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của một số địa phương và rút ra bài học: Tổng quan và phân tích kinh nghiệm của 3 địa phương, Tp HCM, Bình Dương và Vĩnh Phúc để rút ra 10 bài học kinh nghiệm cho Đồng Nai. Kinh nghiệm của các địa phương được tổng hợp theo 3 trụ cột của mô hình kinh tế phát triển bền vững bao gồm: đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn với gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phân tích, đánh giá thực trạng mô hình phát triển kinh tế Đồng Nai: Điểm sáng trong mô hình kinh tế Đồng Nai là việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, mức sống mức sống dân cư được cải thiện, có sự chuyển dịch theo xu hướng xanh. Tuy nhiên, mô hình kinh tế Đồng Nai còn nhiều hạn chế, chất lượng tăng trưởng chưa cao, thiếu động năng phát triển bền vững: (i) khó duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn do tăng trưởng vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chưa dựa vào KHCN, ĐMST, tăng năng suất, dịch vụ phát triển chậm, (ii) phương thức tăng trưởng tạo quá tải đối với hạ tầng xã hội, chưa thúc đẩy phát triển xã hội tương xứng do khó tiếp cận các dịch vụ công (y tế, giáo dục), hạ tầng kết nối giữa các khu vực trong tỉnh còn hạn chế; (iii) tăng trưởng tạo quá tải chop môi trường, chưa đi đôi với bảo vệ môi trường trong phát triển các cụm công nghiệp, thiếu đầu tư hạ tầng môi trường. Nguyên nhân là do hạn chế về một số yếu tố nguồn lực (nhân lực, năng lực KHCN), thiếu nguồn lực đầu tư, năng lực quản trị điều hành (PCI), một số chính sách chưa phát huy hiệu quả như chính sách KHCN, ĐMST, khung khổ chính sách của trung ương trong triển khai thực hiện các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu khí carbon chưa hoàn thiện, áp lực phát triển từ các địa phương khác trong vùng, v.v..

- Đề xuất các định hướng đổi mới mô hình kinh tế Đồng Nai phát triển bền vững, các giải pháp và kiến nghị các cơ quan trung ương: Định hướng đổi mới mô hình kinh tế Đồng Nai trong thời gian tới cần tập trung: (i) Chuyển đổi cơ cấu các ngành dựa nhiều hơn vào ứng dụng KHCN, công nghệ số, ĐMST; phát triển mạnh các ngành dịch vụ. (ii) Tăng cơ hội hưởng lợi từ kết quả tăng trưởng của người dân. (iii) Tăng trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, các bon thấp. Các giải pháp tập trung vào: (i) Đầu tư hạ tầng kết nối tỉnh với vùng, giữa các khu vực trong tỉnh, giữa các khu vực với cực tăng trưởng, hành lang kinh tế; (ii) Đầu tư phát triển hạ tầng số, hạ tầng đô thị, xã hội, hạ tầng KHCN, hạ tầng môi trường; (iii) Thu hút đầu tư có chọn lọc, đầu tư công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, đầu tư phát triển dịch vụ; (iv) Thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động và nâng cao năng lực KHCN, ĐMST, công nghệ số; (v) Thực hiện hiệu quả các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (vi) Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI), năng lực quản trị và điều hành chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Kiến nghị trung ương cho phép tỉnh thực hiện một số cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư chiến lược để thực hiện một số nhiệm vụ đột phá trong quy hoạch phát triển tỉnh.

Dạng 1:

+ Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài

+ Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài,

+ Báo cáo kiến nghị

Dạng 2:

+ 02 bài báo khoa học

Đồng Nai

mô hình, kinh tế, bền vững