- Xây dựng mô hình trồng và chế biến một số sản phẩm dinh dưỡng từ mầm cây lúa mì trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
- Xây dựng mô hình trồng thuốc lá vụ thu đông trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác phòng chống tìm kiếm cứu nạn khắc phục hậu quả bão lụt của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và sản xuất thương phẩm các loại nấm mới chất lượng cao tại tỉnh Bắc Ninh
- Tinh sạch và đánh giá một số tính chất dược lý của protease và polysaccharide từ cây thuốc Xuân Hoa P palatiferum (Nees) Radlk
- Cơ sở lý luận và thực tiễn cho xây dựng chương trình việc làm công ở Việt Nam
- Nghiên cứu chế tạo dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm mới gạch không nung
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai ứng dụng thử nghiệm hệ thống GIS hỗ trợ chỉ huy điều hành công tác phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ cho PC66 Sở Công an tỉnh Thanh Hóa
- Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số dòng giống bơ tại tỉnh Bắc Giang
- Xây dựng phần mềm quản lý khám chữa bệnh của trạm y tế xã
- Nhiệm vụ đang tiến hành
DTT2023-04-TU
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
Nguyễn Thị Thanh Thủy
PGS. TS. Lê Thanh Sang; TS. Nguyễn Lan Hương; TS. Đỗ Lý Hoài Tân; TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt; ThS. Lê Thế Vững; ThS Vũ Thị Thu Thanh; ThS Trần Thanh Hồng Lan; ThS Lê Diễm Thu; ThS Phan Tuấn Anh
01/2024
12/2024
Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Xây dựng khái niệm chất lượng cuộc sống. Trình bày các định nghĩa khác nhau về chất lượng cuộc sống từ các học giả và tổ chức khác nhau. Thảo luận về bản chất đa chiều của khái niệm và tính chủ quan của nó. Giải thích định nghĩa chất lượng cuộc sống mà đề tài lựa chọn và cơ sở lý luận của nó. Các lĩnh vực chất lượng cuộc sống được xây dựng dựa trên các khía cạnh: việc làm, thu nhập, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở, môi trường sống, bảo trợ xã hội, một số yếu tố đời sống văn hóa tinh thần và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với tất cả người dân, bao gồm cả nhóm gia đình chính sách, các nhóm yếu thế như tàn tật, tâm thần.
Nội dung 2: Thực trạng chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Đồng Nai hiện nay:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Đồng Nai qua khảo sát (đảm bảo tính đại diện cho các nhóm dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh như: thành thị/nông thôn, dân cư tại chỗ/ nhập cư, dân tộc Kinh/dân tộc thiểu số, lứa tuổi, nhóm nghề nghiệp về chất lượng cuộc sống). Đánh giá kết quả đạt được trên các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống (việc làm, thu nhập, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở, môi trường sống, bảo trợ xã hội, một số yếu tố đời sống văn hóa tinh thần và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội). Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về chất lượng cuộc sống giữa các nhóm dân cư, các khu vực để thấy được mức độ phân hóa xã hội.
Chỉ ra các mối tương quan về chất lượng cuộc sống của người dân giữa các nhóm dân cư, các khu vực và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả về chất lượng cuộc sống của người dân.
Nội dung 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Nghiên cứu cần phân tích căn cứ của giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Dạng 1:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ
- Báo cáo tóm tắt, Báo cáo kiến nghị
- Báo cáo số liệu khảo sát đảm bảo thực hiện theo mục tiêu nghiên cứu
- Công bố và xã hội hóa kết quả nghiên cứu.
- Kiến nghị kết quả nghiên cứu đến các cơ quan liên quan đến ban hành chính sách và thực hiện chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống của nguời dân tỉnh Đồng Nai
- Bộ chỉ số về chất lượng cuộc sống của người dân Đồng Nai.
- Dự thảo phiếu hỏi – trên 40 chỉ tiêu/1 phiếu hỏi – thể hiện trong 5 bộ phiếu hỏi (bao gồm 1 bộ câu hỏi định lượng và 4 bộ câu hỏi định tính).
- 48 chuyên đề thể hiện trong nội dung
Dạng 2:
- 01 Bài báo khoa học về thực trạng chất lượng cuộc sống của người dân Đồng Nai hiện nay
- Bài báo khoa học về giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2025-2030.
chất lượng, cuộc sống, người dân