Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

NVQG - 2018/22

Nghiên cứu bảo tồn phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên làm nguyên liệu sản xuất thuốc

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Phạm Tiến Bằng

Lâm sinh

01/12/2018

01/11/2023

Điều tra đánh giá hiện trạng phân bố, sinh thái, trữ lượng, nhu cầu sử dụng, tiêu thụ, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu Mật nhân tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên; Nghiên cứu giá trị nguồn dược liệu mật nhân, tuyển chọn cây đầu dòng có chất lượng dược liệu cao, xây dựng vườn giống gốc cây Mật nhân có xuất xứ từ cây đầu dòng; Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân; Xây dựng vườn thí nghiệm phục vụ xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây Mật nhân; Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu cây Mật nhân.
Báo cáo thực trạng phân bố, trữ lượng, giá trị và nhu cầu sử dụng của nguồn gen cây Mật nhân tại vùng Nam trung bộ và Tây Nguyên; Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân; Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc  cây Mật nhân; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu Mật nhân; Tiêu chuẩn cơ sở cây giống Mật nhân; Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Mật nhân; Mô hình trồng rừng dưới tán 01ha; Mô hình nghiên cứu các kỹ thuật trồng rừng: 02ha; Vườn sưu tập giống 1,5ha.
 
Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng để trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản và sử dụng bền vững dược liệu Mật nhân tại các tỉnh Vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên và các địa bàn lân cận; Đối tượng ứng dụng kết quả của đề tài là các hộ gia đình, doanh nghiệp trồng chế biến dược liệu, các công ty sản xuất nông lâm nghiệp; các vườn thực vật, vườn cây thuốc nam của các cơ sở y tế, trường học và các vườn quốc gia, khu bảo tồn trên cả nước.

bảo tồn; nguồn gen; dược liệu; mật nhân; Eurycoma longifolia Jack; sản xuất thuốc