- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Nghiên cứu khảo nghiệm và phát triển sản xuất các giống lúa gạo màu dinh dưỡng cao theo hướng hữu cơ tại tỉnh Bình Định
- Xây dựng mô hình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhồi (Pila polita) phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương
- Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ tách rắn - lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng xã Mường Mùn - huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên năm 2005- 2007
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp vào xã Đăk Sao huyện Đăk Tô Kon Tum
- Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ công nghệ nano trong sản xuất lúa rau cây ăn quả chè an toàn tại tỉnh Quảng Ninh Đề xuất các giải pháp duy trì nhân rộng mô hình
- Sưu tập và xây dựng vườn thực vật tại ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp xã Đắk Soorr huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông
- Đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo tồn thú ăn thị tnhỏ ở Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh
- Bảo tồn nguồn gen lúa nếp Cẩm Hòa Bình
- Nhiệm vụ đang tiến hành
DTT-2020-11-C
Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván sàn composite gỗ nhựa bằng phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp với rác thải nhựa HDPE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Viện Nghiên cứu công nghệ rừng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
Nguyễn Trọng Nghĩa
ThS. Đoàn Thị Bích Ngọc; TS. Nguyễn Văn Đức; KS. Lưu Quốc Khánh; Ths. Hoàng Thị Tám; Ths. Nguyễn Thị Hằng; TS. Nguyễn Văn Định; TS. Nguyễn Đức Thành; KS. Đỗ Văn Thuận
Vật liệu composite
01/11/2020
01/11/2022
Nội dung 2: Nghiên cứu giải pháp gia công rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE, tuyển chọn kích thước bột nhựa và đề xuất quy trình xử lý rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE thành nguyên liệu đầu vào sản xuất vật liệu nhựa composite gỗ nhựa
Nội dung 3: Nghiên cứu giải pháp gia công, tuyển chọn kích thước bột gỗ từ phế phụ phẩm (mùn cưa, phoi bào, vỏ cây) sau chế biến gỗ và đề xuất quy trình xử lý phế phụ phẩm sau chế biến gồ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa.
Nội dung 4: Nghiên cứu xác lập tỉ lệ phối trộn bột gỗ, bột nhựa từ rác thải nhựa và chất trợ tương hợp quy mô phòng thí nghiệm;
Nội dung 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số công nghệ ( Nhiệt độ ép, thời gian ép, áp suất ép) đến tính chất vật lý và độ bền tự nhiên của vật liệu composite gỗ nhựa quy mô phòng thí nghiệm;
Nội dung 6: Nghiên cứu khả năng dán dính, khả năng gia công, khả năng trang sức bề mặt vật liệu composite gỗ nhựa làm ván lát sàn
Nội dung 7: Kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện và đề xuất quy trình công nghệ tạo vật liệu composite gỗ nhựa từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ và rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE
Nội dung 8: Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng công nghệ sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ và rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE.
Nội dung 9: Chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm 300 m2 ván sàn tại Công ty cổ phần gỗ dán ECO có đơn đăng ký phối hợp và ứng dụng công nghệ trong phần phụ lục của hồ sơ đăng ký tuyển chọn đề tài
Sản phẩm ván sàn composite gỗ nhựa có nguồn gốc từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp với rác thải nhựa HDPE (Đạt mức chất lượng, chỉ tiêu kinh tế/ kỹ thuật/ chức năng cụ thể như trong thuyết minh đã được phê duyệt)
2. Sản phẩm dạng II:
- Thuyết minh chi tiết được phê duyệt
- 01 Quy trình công nghệ xử lý rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE thành nguyên liệu đầu vào sản xuất vật liệu nhựa composite gỗ nhựa;
- 01 Quy trình công nghệ xử lý phế phụ phẩm sau chế biến gỗ (mùn cưa, phoi bào, vỏ cây) thành nguyên liệu đầu vào sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa;
- 01 Quy trình công nghệ tạo vật liệu composite từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp rác thải nhựa theo quy trình sản xuất hai giai đoạn;
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và phân tích số liệu về sản lượng phế phụ phẩm (Mùn cưa, phoi bào, vỏ cây) và vấn đề xử lý sau chế biến gỗ tại Đồng Nai ( Kèm theo 01 mẫu phiếu điều tra 40 chỉ tiêu và 20 chỉ tiêu điều tra tại các cơ sở chế biến ỗ trong tỉnh Đồng Nai);
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phế thải nhựa HDPE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ( Kèm theo 01 mẫu phiếu điều tra 30 chỉ tiêu điều tra tại các doanh nghiệp xử lý rác thải và 55 phiếu điều tra hộ gia đình);
- Báo cáo khoa học về thực trạng và công nghệ chế tạo vật liệu WPC từ nhựa HDPE tái chế và giải pháp xử lý rác thải nhựa trong sinh hoạt;
- Bộ hình ảnh thể hiện quá trình phân loại, làm sạch 1.500 kg rác thải nhựa thu thập và Bộ số liệu đo kích thước bột nhựa sau khi thu thập, làm sạch và gia công;
- Bộ số liệu xác định độ ẩm nguyên liệu của 2.000 kg phế phụ phẩm sau chế biến gỗ; Bộ hình ảnh thể hiện quá trình nghiền sàng nguyên liệu và Bộ số liệu đo kích thước bột gỗ;
- Báo cáo khoa học kết quả xác lập tỷ lệ phối trộn bột gỗ, bột nhựa từ rác thải nhựa và chất trợ tương quy mô phòng thí nghiệm;
- Báo cáo khoa học đánh giá kết quả ảnh hưởng của thông số chế độ ép đến tính chất cơ học, vật lý và độ bền tự nhiên của ván được hội đồng khoa học cơ sở thông qua;
- Báo cáo khoa học về kết quả nghiên cứu khả năng dán dính, khả năng gia công, khả năng trang sức bề mặt được hội đồng khoa học cấp cơ sở thông qua;
- Báo cáo khoa học về đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng công nghệ sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ và rác thải nhựa.
- Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt);
- (Các sản phẩm cần đạt yêu cầu khoa học, mức chất lượng, chỉ tiêu kinh tế/ kỹ thuật/ chức năng cụ thể như trong thuyết minh đã được phê duyệt)
3. Sản phầm dạng III:
- 01 bài báo khoa học liên quan đến nội dung của đề tài ( Giới thiệu, quảng bá, công nghệ tạo vật liệu composite gỗ - nhựa theo phương pháp ép thẳng) được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành.
ván sàn composite