
- Hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn Tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị sấy thăng hoa
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng của các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Bình trong tình hình mới
- Sự du nhập các lý thuyết văn học Phương Tây vào Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
- Xây dựng mô hình trồng rừng trên đất nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp tại tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu tuyển chọn chủng giống vi sinh tạo trầm và phát triển một số sản phẩm từ trầm hương trên cây Dó bầu tại tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu phân lập các hoạt chất từ loài san hô mềm Lobophytum crassum và Lobophytum batarum ở Việt Nam
- Nghiên cứu sử dụng các loại nấm đối kháng để kiểm soát Phytophthora spp gây bệnh thối rễ thối gốc trên cây ăn quả có múi ở vùng miền núi phía Bắc
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá tiềm năng và khả năng sử dụng hợp lý các sản phẩm phong hóa (Lateriit sét cát sạn sét Saprolit-vụn thô và sét chứa vôi) Puzơlan để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn các khu vực của tỉnh Đồng Nai



- Nhiệm vụ đang tiến hành
Nghiên cứu khảo nghiệm các dòng lúa thuần mới có năng suất cao chất lượng tốt phù hợp với các vùng sản xuất và sinh thái của tỉnh Bắc Giang
Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang
UBND Tỉnh Bắc Giang
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Ngô Thị Vân
Ks. Nguyễn Đình Luân, Ks. Nguyễn Thị Thơm, CN. Nguyễn Thị Ngoan, Ks. Bùi Thị Hoà, Ks. Diêm Công Mạnh, Ks. Đỗ Thành Thêm, Ks. Nguyễn Văn Lộc
Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác
01/01/2022
01/01/2025
Xây dựng 02 mô hình thí nghiệm so sánh, đánh giá 50 dòng và 03 giống đối chứng là Khang dân 18 (KD18), Thiên ưu 8, Bắc thơm số 7(BT7). Tiến hành khảo nghiệm 50 dòng, diện tích 5.000m2 vụ mùa năm 2022 tại Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang để Lựa chọn ra được 05 dòng có triển vọng nhất để khảo nghiệm sự thích ứng sinh thái ở năm sau.
2. Khảo nghiệm sản xuất: Thực hiện 05 mô hình khảo nghiệm tại 05 huyện với quy mô 1.000m2/1 điểm/ 01 giống x 05 giống x 05 điểm x 02 vụ; tổng diện tích 5,0 ha vào vụ xuân và vụ mùa năm 2023. Trên địa bàn 05 huyện gồm: Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Lục Nam. Để lựa chọn 05 giống có triển vọng từ kết quả của khảo nghiệm tác giả. Lựa chọn ra 02 dòng/giống tốt nhất đáp ứng yêu cầu.
3. Xây dựng mô hình trình diễn, sản xuất thử 02 dòng lúa thuần mới với tổng diện tích là 30ha trên địa bàn 05 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Lục Nam (2 vụ trong năm 2024). Tiến hành chọn lựa các khu đồng phù hợp nhất để thực hiện mô hình.
4. Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cho 02 giống lúa thuần mới: Thực hiện các thí nghiệm cho 02 giống lúa thuần được đánh giá có triển vọng nhất.
5. Thực hiện duy trì hạt giống tác giả, siêu nguyên chủng (năm 2024) với những giống triển vọng: Thực hiện trên các giống được chọn để khảo nghiệm Quốc Gia. Quy mô: 2.500m2/ giống x 02 giống = 5.000m2
Tiến hành 02 vụ, vụ thứ nhất chọn cá thể G0, vụ thứ 2 cấy các cá thể G0 chọn được ở vụ thứ nhất thành từng dòng riêng biệt, sau đó thực hiện so sánh, đánh giá các dòng G1 và chọn các dòng đạt yêu cầu để hỗn thành lượng giống tác giả. Theo quy trình duy trì giống theo TCN395-2006 của Bộ NN&PTNT. Kết quả: sản xuất được 300 kg hạt giống tác giả.
6. Tổ chức 05 lớp tập huấn, 02 hội nghị đầu bờ, 01 hội thảo khoa học.
7. Thực hiện trên các dòng được đánh giá tốt và được lựa chọn đồng thời được đưa vào khảo nghiệm DUS, VCU trong hệ thống khảo nghiệm Quốc gia và được đánh giá là các giống lúa có triển vọng (năng suất cao hơn giống đối chứng cùng nhóm 5-10%)
lúa thuần