Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

ĐTĐL.CN-41/19

Nghiên cứu phát triển bền vững cây Lùng (Bambusa longgissia spnov) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ở một số tỉnh vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Phan Văn Thắng

Tài nguyên rừng

01/09/2019

01/08/2024

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Lùng (đặc điểm hình thái, giải phẫu, đặc tính tự nhiên của thân cây, đặc điểm di truyền, phân bố, sinh thái, sinh trưởng, sinh khối); Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường các sản phẩm từ cây Lùng ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ; Nghiên cứu chọn giống và khảo nghiệm giống cây Lùng; Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Lùng; Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh rừng Lùng; Nghiên cứu kỹ thuật phục tráng rừng Lùng thoái hóa; Nghiên cứu kỹ thuật khai thác bền vững rừng Lùng; Nghiên cứu giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả sơ chế, bảo quản, chế biến Lùng; Xây dựng các quy trình nhân giống Lùng, trồng thâm canh, phục tráng, khai thác bền vững rừng Lùng, sơ chế, bảo quản, chế biến nguyên liệu Lùng sau khai thác và mô hình liên kết liên kết chế biến các sản phẩm từ cây Lùng.
- Mô hình: 200 bụi cây mẹ có năng suất và chất lượng thân cây cao (Chiều dài lóng trên 80cm, đường kính lóng trên 8cm, vách dày trên 0,6cm); 04 dòng vô tính có năng suất cao hơn 15% so với trung bình của khảo nghiệm; 06 ha mô hình khảo nghiệm dòng vô tính kết hợp vườn cung cấp giống cây Lùng có tỷ lệ sống trên 80%, sinh trưởng và phát triển tốt; 20 ha mô hình trồng thâm canh rừng Lùng có tỷ lệ sống trên 80%, sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao hơn 15% so với trung bình trong sản xuất; 30 ha mô hình phục tráng rừng Lùng thoái hóa năng suất cao hơn 20% so với trung bình trong sản xuất hiện tại, số lượng và chất lượng thân khí sinh được nâng cao; 01 Mô hình liên kết sản xuất có quy mô 2 tấn nguyên liệu/ngày;
- Báo cáo/ quy trình: 01 Báo cáo đặc điểm sinh học của cây Lùng; 01 Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường các sản phẩm từ cây Lùng; 01 Báo cáo giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả chế biến Lùng; Qui trình nhân giống (vô tính) cây Lùng; trồng thâm canh, khai thác bền vững, phục tráng rừng Lùng; sơ chế và bảo quản nguyên liệu Lùng sau khai thác;
- Bài báo: 02 Bài báo khoa học.
Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An; Huyện Quế Phong và Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An; huyện Quan Sơn của tỉnh Thanh Hóa; huyện Mai Châu của tỉnh Hòa Bình; huyện Vân Hồ, Mộc Châu của tỉnh Sơn La; Cộng đồng; cá nhân (hộ gia đình) được giao đất khoán rừng...; Công ty TNHH MTV Lâm sản Khánh Tâm, Công ty TNHH Đức Phong, Công ty BWG Mai Châu...

cây Lùng; Bambusa longgissia sp.nov