
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất thử nghiệm tỏi đen trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu một số điều kiện ảnh hưởng tới quá trình ăn mòn của một vài vật liệu thép kết cấu sử dụng trong nhà máy điện hạt nhân
- Nghiên cứu tình hình bệnh nhân chấn thương sọ não do tại nạn giao thông được theo dõi và điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhân giống và trồng thử nghiệm loài Lan Hài đốm (Paphiopedilum concolor Pfizer) tại Vườn Quốc gia Cát Bà
- Xác định các thông số hệ thống cơ bản cho vệ tinh nano quan sát Trái đất
- Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Chè Ba Vì của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế biến đồ uống giải khát lên men từ chè Thái Nguyên - Trà Kombucha
- Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng trên vùng biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Xây dựng chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá Chình hoa (Anguilla marmorata) tại tỉnh Ninh Bình



- Nhiệm vụ đang tiến hành
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ trong hệ thống chính trị tỉnh Quảng Trị
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị
UBND Tỉnh Quảng Trị
Tỉnh/ Thành phố
CN. Phan Văn Phụng
CN. Đỗ Trung Đức; CN. Phạm Thị Thu Hà; ThS. Phùng Xuân Hợp; ThS. Phan Thị Ngọc Phương
Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị
01/12/2023
30/12/2024
- Nội dụng 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác đánh giá cán bộ
+ Nghiên cứu các nghị quyết, quy định của Đảng về công tác đánh giá cán bộ hàng năm.
+ Nghiên cứu các nghị quyết, quy định của Đảng về công tác đánh giá cán bộ khi quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển.
- Nội dung 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về công tác đánh giá cán bộ
2.1. Tổ chức điều tra, khảo sát, phỏng vấn thực tế về chất lượng công tác đánh giá cán bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị:
+ Xây dựng phương án (về địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp điều tra, khảo sát); xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát (nội dung phiếu tập trung điều tra, khảo sát 03 nội dung: Đánh giá việc triển khai thực hiện các quy định; đánh giá kết quả, chất lượng, hiệu quả; giải pháp về công tác đánh giá cán bộ).
+ Tiến hành khảo sát thực trạng công tác đánh giá cán bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh: Làm việc trực tiếp với 01 cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; 03 cơ quan thuộc khối chính quyền cấp tỉnh (đại diện các khối kinh tế, kỹ thuật, văn xã); 03 huyện, thị xã, thành phố; 03 xã, phường, thị trấn; 01 doanh nghiệp nhà nước. Khảo sát bằng phiếu ở 50 cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh (400 phiếu). Phỏng vấn 05 cá nhân là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ nghỉ hưu trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích số liệu, kết quả khảo sát.
2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác đánh giá cán bộ hằng năm:
+ Báo cáo chuyên đề 1: Việc triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu sự phù hợp giữa quy định và thực tiễn công tác đánh giá, nhất là quy trình và bộ tiêu chí đánh giá.
+ Báo cáo chuyên đề 2: Những kết quả đạt được trong đánh giá cán bộ hằng năm; nghiên cứu, so sánh giữa kết quả đánh giá và thực tế chất lượng cán bộ.
+ Báo cáo chuyên đề 3: Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong việc đánh giá cán bộ hằng năm và nguyên nhân.
2.3. Phân tích thực trạng công tác đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển:
+ Báo cáo chuyên đề 4: Việc triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu sự phù hợp giữa quy định và thực tiễn.
+ Báo cáo chuyên đề 5: Những kết quả đạt được trong đánh giá cán bộ; nghiên cứu, so sánh giữa kết quả đánh giá và nhân sự được quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển.
+ Báo cáo chuyên đề 6: Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong việc đánh giá cán bộ khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và nguyên nhân.
2.4. Nghiên cứu, khảo sát mô hình thực tế, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh:
+ Tổ chức đi học tập kinh nghiệm, nghiên cứu ở 02 - 03 tỉnh, thành phố trong nước. Trong đó, ưu tiên các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Quảng Trị hoặc có trình độ phát triển cao; có cách làm hiệu quả đã được chứng minh trong thực tiễn, gồm tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Phú Yên (Những địa phương này đã ban hành quy định cụ thể và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ có tính lượng hóa cao; đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đánh giá cán bộ).
+ Thu nhập thông tin, phân tích số liệu, so sánh, rút kinh nghiệm (báo cáo về kết quả học tập, nghiên cứu).
- Nội dung 3: Nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ
+ Báo cáo chuyên đề 7: Giải pháp về cơ chế, quy định
+ Báo cáo chuyên đề 8: Giải pháp về con người
+ Báo cáo chuyên đề 9: Giải pháp về khoa học, công nghệ
- Nội dung 4: Xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; hướng dẫn việc xây dựng bộ tiêu chí đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp; báo cáo kiến nghị về quy định, cơ chế, chính sách trong công tác đánh giá cán bộ
4.1. Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
4.2. Báo cáo kiến nghị về cơ chế quy định trong công tác đánh giá cán bộ.
- Nội dung 5: Tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh
\5.1.Tổ chức 01 hội thảo khoa học cấp tỉnh lấy ý kiến các chuyên ngành, các đồng chí lãnh đạo, quản lý, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ ở Trung ương và địa phương về thực trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ.
5.2. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí Xây dựng Đảng và Báo Quảng Trị.
- Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.
- Báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả điều ra, khảo sát ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.
- Báo cáo chuyên đề 1: Việc triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu sự phù hợp giữa quy định và thực tiễn công tác đánh giá, nhất là quy trình và bộ tiêu chí đánh giá.
- Báo cáo chuyên đề 2: Những kết quả đạt được trong đánh giá cán bộ hằng năm; nghiên cứu, so sánh giữa kết quả đánh giá và thực tế chất lượng cán bộ
- Báo cáo chuyên đề 3: Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong việc đánh giá cán bộ hằng năm và nguyên nhân.
- Báo cáo chuyên đề 4: Việc triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu sự phù hợp giữa quy định và thực tiễn.
- Báo cáo chuyên đề 5: Những kết quả đạt được trong đánh giá cán bộ; nghiên cứu, so sánh giữa kết quả đánh giá và nhân sự được quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển.
- Báo cáo chuyên đề 6: Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong việc đánh giá cán bộ khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và nguyên nhân.
- Báo cáo chuyên đề 7: Giải pháp về cơ chế, quy định
- Báo cáo chuyên đề 8: Giải pháp về con người
- Báo cáo chuyên đề 9: Giải pháp về khoa học, công nghệ
- Báo cáo về kết quả học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, thành phố
- Báo cáo kiến nghị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị
- Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ (đánh giá cán bộ hằng năm và đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển).
Chính trị, Đảng