- Hoàn thiện công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu rượu Chi Nê - Hậu Lộc
- Thiết kế và phát triển hệ thống đo đạc profile vận tốc dòng chảy chất lỏng dựa trên hiệu ứng Doppler của sóng trên âm
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu số về đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Yên
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đa chức năng phù hợp cho cây cam ngô chè tại Hà Giang
- Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
- Dự án: Xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại tỉnh Thanh Hóa
- Nuôi thử nghiệm giống vịt trời quy mô nông hộ ở huyện Hòa Bìn tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu tác động của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Hà Nội
- Nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn kiểm tra của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về công tác văn thư lưu trữ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano để bảo quản trái bơ và sầu riêng tại Đắk Lắk
- Nhiệm vụ đang tiến hành
Nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh theo quy trình công nghệ Semi - Biofloc tại xã Tân Hải huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân
UBND Tỉnh Cà Mau
Tỉnh/ Thành phố
Trần Thanh Đông
KS. Trần Thanh Đông; KS. Lý Trường An; KS. Võ Văn Giáp.
Khoa học tự nhiên
01/03/2019
01/09/2019
- Nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn hộ dân có điều kiện thuận tiện về giao thông, điện, nước, đầy đủ trang thiết bị cần thiết, hiện trạng công trình (bể ương, ao lắng, ao nuôi, khu xử lý nước thải, ...) phù hợp, đủ năng lực về vốn, đặc biệt là có kinh nghiệm trong vận hành hệ thống công nghệ cao và đã được đào tạo về thực hành nuôi tôm công nghệ Semi-Biofloc để tham gia thực hiện dự án.
- Chọn hộ nuôi thực hiện dự án: hộ nuôi được chọn có điều kiện phù hợp để thực hiện dự án có diện tích đất 1,0 ha, có vốn đối ứng từ 70%, trung thực, nhiệt tình, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật nuôi, nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ quá trình nuôi đảm bảo theo yêu cầu.
- Ký kết hợp đồng trách nhiệm với hộ nuôi tham gia thực hiện dự án: hộ ông Lữ Quốc Việt, địa chỉ ấp Thanh Đạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
(2). Triển khai thực hiện dự án:
- Hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ quản lý và chủ hộ nuôi tham gia thực hiện dự án.
- Thực nghiệm sản xuất:
+ Chuẩn bị bể ương, cải tạo, vệ sinh ao lắng, ao nuôi; chuẩn bị nước (lấy nước và xử lý nước); kiểm tra, vận hành thử nghiệm hệ thống siphon;
+ Tạo Floc: Nuôi cấy vi sinh tạo biofloc trong bồn chứa, sau đó cấp vào ao ương, công đoạn này được thực hiện từ 5-7 ngày trước khi thả giống.
+ Chọn giống và thả giống vào ao ương, mật độ ương 5.000 con/m2. Thực hiện quản lý chăm sóc theo quy trình, các chỉ tiêu môi trường kiểm tra hàng ngày vào buổi sáng (từ 7h đến 7h30p). Định kỳ hàng tuần xác định tốc độ tăng trưởng của tôm.
+ Chăm sóc quản lý ao nuôi: Chuyển tôm từ ao ương sang ao nuôi sau 25 ngày ương. Tiến hành chăm sóc quản lý theo quy trình kỹ thuật. Chỉ tiêu môi trường (pH, Kiềm, DO, NO‾2, NH3, FVI, ...) được kiểm tra 2 lần/ngày. Khoáng vi lượng được kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm.
+ Theo dõi, quản lý các yếu tố môi trường.
+ Quản lý, phòng bệnh cho tôm nuôi.
- Thành lập tổ quản lý kỹ thuật theo dõi dự án triển khai gồm 3 cán bộ kỹ thuật để hỗ trợ cho hộ nuôi trong quá trình thực hiện dự án.
- Kiểm tra, giám sát, chăm sóc mô hình và thu thập số liệu:
+ Chủ nhiệm dự án phối hợp với cơ quan chủ trì, địa phương theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mô hình.
+ Thu mẫu theo dõi môi trường, tăng trưởng, tỷ lệ sống.
+ Phân công cán bộ kiểm tra mô hình 1-2 lần/tuần.
+ Định kỳ hàng tháng thu thập số liệu: môi trường, kích cỡ tôm nuôi, …
(3). Tổ chức hội thảo đầu bờ để nhân rộng mô hình
Tổ chức 01 cuộc hội thảo đầu bờ để trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất và phương thức tổ chức sản xuất sau khi kết thúc mô hình, với số lượng 30 người/cuộc.
(4). Báo cáo tổng kết và nghiệm thu dự án
Khi kết thúc vụ nuôi, tiến hành tổng hợp số liệu, kết quả thực hiện để xây dựng báo cáo tổng kết dự án, hoàn thiện quy trình; nghiệm thu dự án.
2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm: 5,0 tấn/1.000m2/vụ.
3. 01 bài báo đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau.
4. Đào tạo 02 cán bộ kỹ thuật và 02 công nhân kỹ thuật sản xuất.
5. Báo cáo tổng kết dự án
Nuôi tôm; chân trắng;