
- Nghiên cứu về nội dung phương pháp dạy học văn học địa lý và lịch sử địa phương ở các trường trung học cơ sở tại Đà Nẵng
- Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Tương Làng Ái cho sản phẩm tương xã Định Hải huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa
- Nhân rộng mô hình vùng sản xuất rau màu hàng hóa tập trung trên địa bàn huyện Gia Lộc Hải Dương
- Nghiên cứu các biện pháp nhân giống xây dựng quy trình nhân giống quy trình trồng phát triển cây Bình vôi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm Chè Yên Bái
- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn áp dụng công nghệđệm lót sinh học bằng chế phẩm men Balara-N01 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Đánh giá chất lượng nước cấp sử dụng và phát triển mô hình xử lý nước cấp an toàn phù hợp cho các cơ sở y tế của TPHCM và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Thực trạng phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại tỉnh Đắk Lắk và kiến nghị giải pháp
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm Val-A phòng trị bệnh khô vằn cho một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của chi Đẻn ( Vitex)



- Nhiệm vụ đang tiến hành
Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn tía quang hợp bản địa có khả năng phân giải H2S và chất hữu cơ để ứng dụng xử lý môi trường ao nuôi thuỷ sản
Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
UBND Tỉnh Quảng Trị
Tỉnh/ Thành phố
KS. Lê Thị Kim Chi
KS. Võ Thị Diệu Linh; KS. Nguyễn Hương; CN. Nguyễn Thị Hường; ThS. Lê Mậu Bình; CN. Nguyễn Ngọc Khánh; KS. Lê Thị Quỳnh Anh; KS. Nguyễn Thị Minh Huyền; ThS. Hồ Nguyễn Quốc Bảo
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
01/10/2024
01/04/2026
Nội dung 1: Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm VKTQH trong nuôi thủy sản ở tỉnh Quảng Trị; lựa chọn địa điểm lấy mẫu để phân lập VKTQH bản địa.
Công việc 1.1. Thiết kế phiếu điều tra.
Thiết kế phiếu điều tra thu thập các thông tin về: Loại chế phẩm VKTQH sử dụng trong nuôi thủy sản; loại hình nuôi thủy sản sử dụng chế phẩm VKTQH; Liều lượng, tần suất, thời gian, kỹ thuật sử dụng chế phẩm VKTQH trong nuôi thủy sản.
Công việc 1.2. Tổ chức điều tra
Thu thập thông tin thứ cấp về tình hình sử dụng chế phẩm VKTQH trong nuôi thủy sản; Khảo sát thông tin qua chính quyền các huyện và địa phương (xã, phường, HTX); Phỏng vấn các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú bằng phiếu điều tra.
Công việc 1.3. Tổng kết số liệu và viết báo cáo
Tổng hợp số liệu và Báo cáo chuyên đề về tình hình sử dụng chế phẩm VKTQH trong nuôi thủy sản.
Nội dung 2: Phân lập, tuyển chọn và định danh các chủng VKTQH bản địa.
Công việc 2.1. Thu mẫu bùn đáy và nước từ các ao nuôi tôm.
Công việc 2.2. Phân lập VKTQH từ bùn đáy và nước ao nuôi tôm.
Công việc 2.3. Tuyển chọn các chủng VKTQH bản địa có khả năng xử lý sulfide (H2S), các hợp chất hữu cơ.
Công việc 2.4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái tế bào và định danh các chủng VKTQH bằng kỹ thuật sinh học phân tử
Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống các chủng VKTQH bản địa được tuyển chọn
Công việc 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng các điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của các VKTQH bản địa được tuyển chọn.
Công việc 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của chủng VKTQH được tuyển chọn.
Nội dung 4: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật từ các chủng VKTQH bản địa.
Công việc 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ tiếp giống đến sinh trưởng của các chủng VKTQH được tuyển chọn.
Công việc 4.2. Nghiên cứu nồng độ muối (NaCl) đến sinh trưởng của các chủng VKTQH được tuyển chọn.
Công việc 4.3. Nghiên cứu thời gian, điều kiện bảo quản của chế phẩm.
Công việc 4.4. Sản xuất thử nghiệm chế phẩm từ VKTQH bản địa.
Nội dung 5: Thử nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng của chế phẩm VKTQH bản địa cho nuôi tôm trong điều kiện phòng thí nghiệm
Công việc 5.1. Đánh giá khả năng xử lý sulfide (H2S) của chế phẩm VKTQH bản địa.
Công việc 5.2. Đánh giá khả năng xử lý chất hữu cơ của chế phẩm VKTQH bản địa.
- 01 Bài báo: “Phân lập, tuyển chọn 02 chủng vi khuẩn tía quang hợp có khả năng xử lý sulfide (H2S), hợp chất hữu cơ tại tỉnh Quảng Trị” đăng trên tạp chí chuyên ngành.
- 01 Quy trình nhân giống và sản xuất chế phẩm từ VKTQH dạng lỏng có mật độ VKTQH trong sản phẩm: > 108CFU/ml.
- Tối thiểu 02 chủng giống VKTQH bản địa.
- 500 lít Chế phẩm vi sinh từ VKTQH bản địa với Mật độ VSV: > 108CFU/ml.
- 01 Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sinh học, lĩnh vực công nghệ VSV.
Phân lập; Vi khuẩn tía; Phân giải H2S; Xử lý môi trường; Thuỷ sản; Ao hồ