liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Quá trình huy động, sử dụng nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Học viện Chính trị khu vực III

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Tỉnh/ Thành phố

Đoàn Triệu Long

1. PGS.TS Đoàn Triệu Long; 2. TS. Trần Thị Hằng; 3. TS. Lê Nhị Hòa; 4. PGS.TS. Trương Minh Dục; 5. PGS.TS. Nguyễn Thế Tư; 6. TS. Lương Hữu Nam; 7. TS. Lê Văn Phục; 8. TS. Đinh Như Hoài; 9. Ths. Văn Nam Thắng; 10. ThS. Bùi Thị Vân Anh; 11. TS. Trung Thị Thu Thủy; 12 TS. Nguyễn Bình Đức; 13. TS. Thái Thị Minh Phụng; 14. ThS. Phạm Thị Thanh Phương;

Khoa học xã hội khác

01/2024

12/2025

NỘI DUNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

 Công việc 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về khái niệm nguồn lực, các dạng nguồn lực và vai trò nguồn lực; làm rõ các khái niệm huy động, sử dụng nguồn lực; khái niệm vùng dân tộc thiểu số.

Công việc 1.2. Khái quát những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về huy động, sử dụng nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công việc 1.3. Thực tiễn huy động, sử dụng nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

NỘI DUNG 2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐẮK LẮK HIỆN NAY

Công việc 2.1. Khái quát vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thực trạng nguồn lực trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.

Công việc 2.2. Khái quát những chính sách của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk về huy động, sử dụng nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Công việc 2.3. Đánh giá thực trạng quá trình huy động nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk hiện nay. Trong đó, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực trong vùng DTTS ở Đăk Lắk trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục; trong bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Công việc 2.4. Đánh giá thực trạng quá trình sử dụng nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk hiện nay. Trong đó, đánh giá thực trạng sử dụng nguồn lực trong vùng DTTS ở Đăk Lắk trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục; trong bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Công việc 2.5. Đánh giá kết quả, hạn chế và những nguyên nhân của kết quả và hạn chế của quá trình huy động, sử dụng nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk.

NỘI DUNG 3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐẮK LẮK THỜI GIAN ĐẾN

Công việc 3.1. Phân tích các nhân tố tác động đến quá trình huy động, sử dụng nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk trong tình hình mới hiện nay.

Công việc 3.2. Phân tích những yêu cầu đặt ra đối với quá trình huy động, sử dụng nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk giai đoạn tới.

NỘI DUNG 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2030

Công việc 4.1. Phân tích các quan điểm định hướng; mục tiêu huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đến năm 2030.

Công việc 4.2. Phân tích nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình huy động, sử dụng nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội

Công việc 4.3. Phân tích nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình huy động, sử dụng nguồn lực trong xây dựng hệ thống chính trị

Công việc 4.4. Phân tích nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình huy động, sử dụng nguồn lực trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

Công việc 4.5. Phân tích nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình huy động, sử dụng nguồn lực trong bảo đảm quốc phòng - an ninh

Công việc 4.6. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước; đối với Đảng ủy, chính quyền tỉnh Đắk Lắk và đối với các vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk  

1. Dạng 1: Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.

  • Các sản phẩm chính:

Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài.

Báo cáo kiến nghị.

  • Các sản phẩm trung gian

  Bộ số liệu đã xử lí.

  Báo cáo khảo sát.

  Kỷ yếu hội thảo.

  Các chuyên đề.

2. Dạng II:  Bài báo; Sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

- 03 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc gia và vùng.

3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học

 - 01 học viên học Thạc sĩ các chuyên ngành liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

+ Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố; các Sở Ban ngành của tỉnh Đắk Lắk có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của đề tài để phục vụ cho công tác quản lý, ứng dụng trong thực tế. + Lao động đang làm việc tại Học viện Chính trị khu vực III sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy. + Học viên đang theo học tại Học viện Chính trị khu vực III sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu.

Nguồn lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk