Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Tiềm năng giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang

Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam

UBND Tỉnh Hậu Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS.TÔ QUANG TOẢN

TS. Nguyễn Đình Vượng, GS.TS. Tăng Đức Thắng, TS. Lâm Vừ Thanh Nội , TS. Đặng Thanh Lâm, TS. Võ Hữu Thoại, TS. Vũ Ngọc Hùng, ThS. Phạm Đức Đoàn, ThS. Trần Thanh Toàn, ThS. Phạm Hữu Phát

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

01/10/2021

01/10/2023

Do nằm ở vị trí cuối cùng của lưu vực sông Mê Công, ĐBSCL mà trực tiếp là tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng rất lớn sự biến động nguồn nước sông Mê Công. Những năm gần đây, với tốc độ phát triển nhanh của các nước vùng thượng nguồn, nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, cùng với việc xây dựng các hệ thống đập thủy điện trên các dòng nhánh cũng như trên dòng chính của sông Mê Công, đồng thời với tác động của thời tiết cực đoan đã làm biến đổi chế độ dòng chảy sông Cửu Long nói chung và dòng chảy sông Hậu nói riêng (dòng chảy mùa lũ và dòng chảy mùa kiệt) với những diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho tỉnh Hậu Giang như: Hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, thay đổi dòng chảy gây xói lở, bồi lắng gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất của người dân trong vùng. Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt sẽ tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Riêng đối với ngành Nông nghiệp và PTNT, việc thiếu nguồn nước sẽ gây ra những khó khăn tổn thất lớn ở những vấn đề chính như sau: Thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả và dân sinh; Thiếu nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt; xâm nhập mặn gia tăng do lưu lượng giảm và mực nước biển dâng cao.
Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Tây Sông Hậu, có địa hình trũng thấp nhất khu vực, chịu ảnh hưởng của cả 02 chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây nên là vùng dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn và thiếu nguồn ngọt. Mặc dù đã được đầu tư hệ thống thủy lợi Ô Môn-Xà No khá hoàn chỉnh, tuy nhiên do ảnh hưởng của khai thác phát triển thượng lưu ngày một gia tăng và ảnh hưởng tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và đang làm cho nguồn nước ngọt về Hậu Giang trong các tháng mùa khô có nguy cơ ngày càng cạn kiệt, xâm nhập mặn gia tăng. Thời gian vừa qua mặn đã xâm nhập sâu vào trong nội vùng của tỉnh (điển hình các đợt hạn - mặn mùa khô 2015-2016 và 2019 -2020), nước từ thượng nguồn về ít dẫn đến nguồn nước ngọt về trên hệ thống sông và kênh rạch trong tỉnh đã bị xuống thấp và sẽ có khả năng ngày càng thấp hơn, do đó rất cần phải có các giải pháp tích trữ nước ngọt để chủ động được với tình hình hạn hán - xâm nhập mặn về mùa khô hàng năm.
Để đảm bảo chủ động nguồn nước ngọt cho sản xuất tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp, như chuyển đổi cơ cấu cây trồng giảm phụ thuộc vào nước ngọt, tuy nhiên các vùng sản xuất trồng rau màu, cây ăn trái vẫn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến cả nước sinh hoạt cho người dân về mùa khô, vì vậy cần phải đánh giá đầy đủ tiềm năng nguồn nước mặt, đề xuất các giải pháp trữ nước ngọt hợp lý, hiệu quả mà trước hết là xem xét toàn diện mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh, đánh giá biến động nguồn nước ngọt thượng nguồn về Hậu Giang, thực trạng chất lượng môi trường nước trên sông kênh, từ đó đề xuất các giải pháp tạo nguồn trữ nước ngọt có căn cứ khoa học để sử dụng cho mùa khô,... 
Nắm chắc tiềm năng nguồn nước ngọt cũng như những biến động nguồn nước ngày sẽ cho phép các nhà hoạch định kế hoạch phát triển và nhà ra quyết định của tỉnh Hậu Giang có phương án và quyết định hợp lý nhằm chủ động khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn nước trên hệ thống sông kênh trong tỉnh góp phần xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vũng của địa phương. Đồng thời, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng đang diễn biến ngày càng bất lợi, từ đó có kế hoạch phòng chống hợp lý, kịp thời. Chính vì vậy, việc cho thực hiện đề tài cấp Tỉnh: “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang” là vấn đề rất kịp thời và cấp thiết, nó mang tầm chiến lược đảm bảo an ninh nguồn nước của tỉnh Hậu Giang trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, phòng chống thiên tai và bảo vệ nguồn tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm.   
Báo cáo đánh giá trữ lượng các nguồn nước ngọt (mưa, sông, kênh) theo không gian và thời gian, nhu cầu sử dụng nước ngọt tại tỉnh Hậu Giang
Báo cáo đánh giá biến động nguồn nước ngọt và thực trạng tình hình xâm nhập mặn và mức độ ảnh hưởng tới nguồn nước ngọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Báo cáo đánh giá khả năng biến động nguồn nước ngọt thượng lưu về trên sông, kênh chính và nội đồng tỉnh Hậu Giang trong điều kiện hiện tại và tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng
Giải pháp quản lý tổng hợp, quản trị nước, khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang.
Giải pháp tạo nguồn trữ nước ngọt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt tại các huyện, thị xã, thành phố  của tỉnh Hậu Giang trong điều kiện hạn hán - xâm nhập mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Báo cáo Tổng hợp kết quả KHCN đề tài
Bản đồ đánh giá trữ lượng các nguồn nước ngọt (mưa, sông, kênh) theo các vùng/ tiểu vùng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Bản đồ số)
Giải pháp Khoa học công nghệ trữ và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt tưới cho cây Quýt đường xã Long Trị
dại bàn tỉnh Hậu Giang

Tiềm năng, giải pháp, quản lý, nước ngọt, phục vụ sản xuất, dân sinh, hiệu quả, ,Hậu Giang.