- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình thương phẩm cây xạ đen (Ehretia asperula Zollinger et Moritzi) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Tạo lập khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Rượu Phú Lễ dùng cho sản phẩm rượu ở làng nghề truyền thống sản xuất rượu xã Phú Lễ huyện Ba Tri Bến Tre
- Nghiên cứu thực trạng và biện pháp can thiệp nguy cơ vô sinh ở nữ công nhân tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng mô hình công nghệ xử lý nước nhiễm phèn phục vụ sinh hoạt cho các vùng bị tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến nguồn nước tại tỉnh Bình Thuận
- Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
- Nghiên cứu phát triển thiết bị xử lý nước giá rẻ cho dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm chuyên dùng mô phỏng quá trình hoạt động của hệ thống phun xăng điện tử đa điểm của động cơ 4 kỳ phục vụ công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay
- Nhiệm vụ đang tiến hành
Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất cà gai leo nguyên liệu theo tiêu chuẩn GACP tại xã Hướng Phùng
Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị
UBND Tỉnh Quảng Trị
Cơ sở
ThS. Lê Mậu Bình
KS. Hà Thị Thu Hiền; KS. Nguyễn Hương; KS. Nguyễn Thị Minh Huyền; Võ Văn Sáu
Cây công nghiệp và cây thuốc
01/12/2022
01/12/2025
- Hộ tham gia phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Chọn hộ có vùng đất cao, thoát nước tốt, tầng đất sâu dày, giàu mùn, không lẫn sỏi đá, quy mô diện tích trồng cà gai leo tối thiểu 2.500 m2;
+ Có đủ nguồn vốn đóng góp tham gia mô hình;
+ Có đủ nhân công lao động tham gia thực hiện dự án.
- Thời gian khảo sát, chọn hộ: dự kiến vào tháng 2-4/2023.
2. Phân tích chất lượng đất, nước tưới khu vực trồng cây dược liệu cà gai leo đạt tiêu chuẩn GACP
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất trồng (theo TCVN 7376:2004).
Gồm 4 chỉ tiêu: % chất hữu cơ; % Nitơ tổng số; % Kali tổng số; % Phốt pho tổng số
- Phân tích hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng trong đất trồng (theo QCVN 03:2008/BTNMT)
Gồm 5 chỉ tiêu: Asen (As); Kẽm (Zn), Chì (Pb); Đồng (Cu); Cadimi (Cd);
- Phân tích hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng (theo QCVN 03:2008/BTNMT)
Gồm 3 chỉ tiêu: 2,4-D, Fenobucarb, Chlorpyrifos
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước tưới (theo QCVN 39:2011/BTNMT)
Gồm 8 chỉ tiêu: pH; DO, TDS; Cl; Hg; As; Cd; Pb
- Thời gian dự kiến thực hiện: vào tháng 04-6/2023
3. Sản xuất cây giống cà gai leo
- Hạt giống cà gai leo được cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), có tên khoa học là Solanum hainanense Hance, đã được giám định mẫu và đăng ký bảo hộ giống cây trồng do Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp.
- Phối hợp với vườn ươm cây giống của ông Lê Đình Cường (Thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng): có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân công để sản xuất đủ 250.000 cây giống cà gai leo đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
- Hướng dẫn vườn ươm chuẩn bị giá thể ươm, bầu ươm, cách ươm hạt và chăm sóc cây giống cà gai leo theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Thời gian ươm giống: dự kiến từ tháng 4-6/2023
- Mục tiêu: sản xuất được 250.000 cây giống cà gai leo đạt tiêu chuẩn xuất vườn (cây cao 10-15 cm, có 4-6 lá thật, thân khỏe, cây không bị sâu bệnh).
4. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
- Tổ chức 01 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây giống; trồng, chăm sóc, thu hoạch cà gai leo theo tiêu chuẩn GACP cho 20 lượt người trên địa bàn triển khai dự án.
- Tập huấn theo hình thức cầm tay chỉ việc, kết hợp giữa tập huấn lý thuyết tại hội trường và hướng dẫn thực hành trên mô hình theo các chuyên đề sau:
+ Kỹ thuật ươm và chăm sóc cây giống cà gai leo;
+ Kỹ thuật chọn đất, chuẩn bị đất trồng cây cà gai leo;
+ Kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc cho cây cà gai leo;
+ Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây cà gai leo;
+ Kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản cây cà gai leo.
- Mục đích yêu cầu đạt được là các cán bộ, người dân được đào tạo, tập huấn phải nắm vững được quy trình sản xuất cây giống; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà gai leo theo tiêu chuẩn GACP để có thể phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình tại địa phương.
- Thời gian dự kiến thực hiện: vào tháng 04-6/2023
5. Chuẩn bị cơ sở vật chất, nguyên vật liệu và triển khai xây dựng mô hình trồng cây cà gai leo
- Quy mô: 5 ha (liên kết với các hộ dân), số lượng 250.000 cây cà gai leo.
- Lựa chọn thời vụ trồng: Tháng 05-tháng 07 dương lịch (vào đầu mùa mưa)
- Chọn đất: Chọn vùng đất cao, thoát nước tốt, tầng đất sâu, dầy.
- Các bước công việc cần thực hiện:
+ Giải phóng mặt bằng
+ Cày vỡ lần 1 (cải tạo đất), xử lý đất
+ Cày lần 2, làm đất, lên luống.
+ Lắp đặt hệ thống tưới phun mưa: quy mô 5 ha, tưới cho 250.000 cây cà gai leo
+ Chuẩn bị và tập kết nguyên vật liệu: cây giống, phân bón, các loại vật tư khác.
+ Trồng và chăm sóc cây cà gai leo.
- Lựa chọn mật độ trồng: 30 cm x 30 cm
- Lên luống: luống rộng 60 cm; cao 20-25 cm.
Theo dõi các chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ sống: Sau khi trồng 15 ngày tiến hành kiểm kê số lượng cây sống và tính tỉ lệ theo công thức: Tỉ lệ sống % = Số cây sống/Số cây trồng x 100
+ Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày trồng đến khi cây phân nhánh cành thứ cấp đầu tiên (khi có 70% số cây phân nhánh xuất hiện).
+ Thời gian phát triển: Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch lứa đầu tiên; Thời gian từ trồng đến khi tận thu.
+ Chỉ tiêu về năng suất: Dùng cân để cân số lượng thực tế thu hái được sau mỗi đợt thu hoạch. Năng suất (khô/tươi) = Trọng lượng thu hoạch (khô/tươi)/diện tích thu hoạch
+ Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi trồng thử nghiệm.
+ Tình hình sâu bệnh hại: Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên toàn vườn. Lấy 05 điểm trên đường chéo gốc của mỗi vườn. Mỗi điểm dùng khung 1m2 (1m x 1m). Sau đó lấy ngẫu nhiên 5 bụi/khung để theo dõi các chỉ tiêu về sâu bênh hại như: Tần số xuất hiện của sâu, bệnh; Tỉ lệ bệnh hại (%) = Số (lá, bị bệnh hại)/ Số (lá điều tra) x 100. Mười lăm (15) ngày theo dõi 1 lần.
+ Xác định thời điểm thu hái: thời điểm thu hái thích hợp nhất để đảm bảo cây cà gai leo đạt chất lượng tốt nhất về giá trị dược liệu. Dự kiến thời điểm thu hoạch đợt 1 lúc cây cà gai leo được 7-8 tháng tuổi. Các đợt thu hoạch sau cách đợt trước 3 tháng.
+ Sơ chế:
- Kiểm tra và phân loại cà gai leo bằng phương pháp cảm quan.
- Loại bỏ sản phẩm kém phẩm chất (nấm mốc, hư hỏng...) hay tạp chất (đất, đá, cỏ dại, tạp chất khác...) bằng phương pháp thủ công.
- Bảo vệ sản phẩm cà gai leo khỏi bị nhiễm bẩn cũng như các loại côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật có hại khác.
- Cà gai leo được bảo quản bằng cách phơi gió ở chỗ trống và râm, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc sấy khô bằng dụng cụ sấy (tùy thuộc điều kiện thời tiết)
- Khống chế thời gian, nhiệt độ sấy, độ ẩm và các điều kiện khác thích hợp (tùy theo từng bộ phân của cây) để tránh làm hỏng các hợp phần có hoạt tính dược liệu.
- Đóng gói cà gai leo và vận chuyển đến nơi chế biến.
+ Phân tích chất lượng dược liệu của cây cà gai leo (% hàm lượng glycoalcaloid toàn phần tính theo solasodin)
+ Hàm lượng kim loại nặng: 4 chỉ tiêu (As, Hg, Cd, Pb)
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
8. Hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà gai leo theo tiêu chuẩn GACP phù hợp với vùng triển khai dự án.
- Tổ chức theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây cà gai leo tại các mô hình.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà gai leo theo tiêu chuẩn GACP phù hợp với vùng triển khai dự án.
Khối lượng cà gai leo: Đạt năng suất từ 120 - 150 tấn sản phẩm tươi/5ha/2 năm
Quy trình sản xuất cây giống; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà gai leo theo tiêu chuẩn GACP phù hợp với vùng triển khai dự án: 01 quy trình phù hợp với vùng Hướng Phùng.
Báo cáo khoa học của dự án: 01 quyền đầy đủ, chính xác, được HĐKH thông qua.
Cà gai leo; tiêu chuẩn GACP; nguyên liệu; mô hình; nông thôn mới