- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương đùi bằng định nội tủy có chốt ngang tại bệnh viện ĐKKV Bãi Cháy
- Nghiên cứu hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp khai thác bền vững loài rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier 1892) tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ phân lập ecdysteriod và bào chế thực phẩm chức năng Fragra từ cây Lược Vàng
- So sánh sơ khởi 11 giống lúa do Trung tâm Giống nông nghiệp Bạc Liêu chọn - tạo thực hiện vụ Thu Đông năm 2023
- Nghiên cứu thực trạng về giải pháp phòng chống thừa cân - béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng
- Xây dựng mô hình liên kết chuyển giao các tiến bộ Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển tỉnh Nam Định
- Xây dựng phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Kon Tum
- Nghiên cứu mối liên quan giữa sự phân bố bệnh sốt xuất huyết Dengue với các yếu tố dân số khí hậu tại tỉnh Khánh Hòa trong 10 năm: từ năm 2004 đến năm 2013
- Xây dựng quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm quả Thanh trà của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phát triển mô hình trồng dâu nuôi tằm tại huyện Cát Tiên
- Nhiệm vụ đang tiến hành
01/DA-CTUD.PT/2022
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trung tâm ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ
Tỉnh/ Thành phố
Đinh Công Thọ
1.Đinh Công Thọ 2.Nguyễn Trung Kiên 3.Nguyễn Ngọc Giang 4.Vũ Đức Linh 5.Hứa Thị Thanh Huyền 6.Nguyễn Văn Vượng 7.Vi Thị Hạnh 8.Nguyễn Thị Nga 9.Châu Thị Ngọc Lý 10.Trần Thị Thu Hương
Khoa học nông nghiệp
01/03/2022
01/09/2024
1. Điều tra, khảo sát bổ sung thông tin phục vụ triển khai thực hiện dự án
a. Khảo sát ngoài tỉnh:- Nội dung: Đánh giá thực trạng trồng ngô sinh khối; khảo sát quy trình công nghệ đã được áp dụng của các tỉnh khác; khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối; khảo sát các trang thiết bị máy như máy cắt, máy băm thân ngô và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
- Đối tượng khảo sát: Các công ty tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối, đơn vị đang sản xuất ngô sinh khối và đang trồng giống ngô liên quan đến dự án; các đơn vị cung ứng các trang thiết bị tại các tỉnh Tỉnh Hòa Bình; Hà Nội; Vĩnh Phúc; Nam Định.
b. Khảo sát trong tỉnh lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình sản xuất ngô và mô hình chế biến ngô sinh khối.
- Nội dung: Khảo sát đánh giá thực trạng trồng ngô sinh khối và nhu cầu về thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh, .
- Đối tượng khảo sát: Các hộ dân có diện tích đang chuyên canh trồng ngô và các hộ trồng lúa 1 vụ; các hộ có trang trại chăn nuôi tại 03 huyện Lâm Thao; Phù Ninh; Đoan Hùng.
2. Chuyển giao, tiếp nhận quy trình kỹ thuật và đào tạo, tập huấn
2.1. Chuyển giao và tiếp nhận kỹ thuật.
- Đơn vị hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật: Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Ngô - Viện nghiên cứu ngô.
- Đơn vị tiếp nhận và ứng dụng kỹ thuật: Trung tâm Ứng dụng và Thông tin khoa học công nghệ
2.2. Tập huấn kỹ thuật viên và nông dân
- Tập huấn kỹ thuật viên: 05 cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia dự án.
- Tập huấn nông dân: 150 lượt hộ dân vùng dự án (50 người/lớp).
3. Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối
- Quy mô: 03 mô hình đạt 50 ha ngô sinh khối (02 vụ, mỗi vụ 25ha), năng suất đạt 50-65 tấn ngô sinh khối/ha/vụ. Sản lượng: 2.500 tấn -3.000 tấn ngô sinh khối. Cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt.
- Địa điểm dự kiến triển khai: Huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng
- Phương pháp và kỹ thuật áp dụng: Trồng vào 02 vụ đông năm 2022 và năm 2023. Sử dụng giống ngô: LCH9 và VN172; Áp dụng quy trình canh tác giống ngô sinh khối do Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Ngô - Viện nghiên cứu ngô ban hành, đã được hoàn thiện phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh Phú Thọ.
4. Xây dựng mô hình sơ chế, chế biến ngô sinh khối.
- Quy mô: 03 mô hình chế biến tại 03 trang trại chăn nuôi gia súc, sản lượng 180 tấn thức ăn/năm (tương đương 300 m3 thức ăn/năm).
- Địa điểm dự kiến triển khai: Huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng.
- Phương pháp và kỹ thuật chế biến: Áp dụng theo quy trình chế biến (ủ chua) ngô sinh khối do Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Ngô - Viện nghiên cứu ngô ban hành, đã được hoàn thiện phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh Phú Thọ.
5. Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối
- Ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối với các trang trại, hộ dân trong dự án
- Ký hợp đồng liên kết bán sản phẩm ngô sinh khối cho đơn vị bao tiêu sản phẩm (các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm: Công ty sữa Vinamilk, Công ty CP Giống và Thức ăn Chăn nuôi T&T 159 Hoà Bình…)
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối của trang trại, hộ dân. Tổng lượng sản phẩm bao tiêu là 2.000 tấn ngô sinh khối (đạt 66,6% - 80% tổng lượng ngô sinh khối của dự án).
6. Xây dựng 02 hướng dẫn kỹ thuật về canh tác ngô sinh khối và kỹ thuật chế biến ngô sinh khối làm thức ăn phục vụ chăn nuôi phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ.
7. Hội thảo, thông tin tuyên truyền
7.1. Tổ chức hội thảo đầu bờ
- Nội dung Hội thảo: giới thiệu mô hình, định hướng phát triển cho sản xuất ngô sinh khối, liên kết đầu ra cho sản phẩm.
- Số lượng: 01 hội thảo (50 lượt người tham gia).
7.2. Hoạt động thông tin tuyên truyền
Xây dựng tài liệu tuyên truyền: phát hành 300 bộ tài liệu với các nội dung giới thiệu kết quả thực hiện dự án, các kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong mô hình dự án; Quy trình kỹ thuật canh tác ngô sinh khối, quy trình chế biến ngô sinh khối.
- Quảng bá, giới thiệu mô hình trên phương tiện thông tin đại chúng: quảng bá trên website; Fanpage; facebook, Zalo, youtube…
- 04 Báo cáo chuyên đề: Báo cáo khảo sát, thu thập thông tin phục vụ dự án; Báo cáo đề xuất hướng ứng dụng, nhân rộng kết quả dự án; Kết quả xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối, mô hình chế biến ngô sinh khối; tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối.
- 03 Mô hình hình sản xuất ngô sinh khối: quy mô 50ha ngô sinh khối (02 vụ đông năm 2022 và năm 2023, mỗi vụ 25ha), năng suất đạt 50-65 tấn ngô sinh khối/ha/vụ. Sản lượng: 2.500 tấn-3.000 tấn ngô sinh khối. Cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt.
- 03 Mô hình sơ chế, chế biến ngô sinh năng suất đạt 180 tấn thức ăn/năm (tương đương 300m3 thức ăn/năm). Thức ăn màu vàng tươi, mùi thơm đặc trưng, không bị nấm mốc, Hàm lượng vật chất khô 23-30%; chất xơ 22-25%; Protein thô 8%.
- 02 bản hướng dẫn kỹ thuật về canh tác ngô sinh khối và kỹ thuật chế biến ngô sinh khối làm thức ăn phục vụ chăn nuôi phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ.
- 01 bộ hồ sơ điều tra, khảo sát và 01 bộ hồ sơ, tài liệu tuyên truyền kết quả dự án.
- 05 cán bộ kỹ thuật và 150 lượt người được tập huấn kỹ thuật.
ngô sinh khối