- Sản xuất thử nghiệm trồng thâm canh một số giống Sở chè (Camellia sasanqua Thunb) và Sở lê (Camellia vietnamensis Huang ex Hu) đã được tuyển chọn có năng suất chất lượng dầu cao tại vùng Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và hoàn thiện quy trình trồng chăm sóc giống Na QN-D1 tại Quảng Ninh
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển dịch vụ logistics hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu kinh tế tại tỉnh Lào Cai
- Hoạt động cho thuê lao động – Nhìn từ góc độ pháp luật Việt Nam
- Đánh giá khả năng gây hại của 10 chủng vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá trên 8 giống lúa vụ Đông Xuân 2015-2016 tại tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu chế tạo một số loại ống chỉ thị phát hiện nhanh khí độc phục vụ quan trắc và giám sát môi trường lao động
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2030
- Nhân giống cây cúc Mâm Xôi bằng phương pháp nuôi cấy Invitro
- Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh và xây dựng biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh tiêu chảy trên đàn bò nuôi tại tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống Lê có năng suất chất lượng cao trên vùng sinh thái phù hợp tỉnh Sơn La
- Nhiệm vụ đang tiến hành
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài tại Bắc Giang
Bộ Công an
Bộ
Khoa học tự nhiên
01/01/2019
01/12/2020
- Nội dung 1: Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình ương nuôi giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính
– Chuyển giao và tiếp nhận 02 quy trình kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính: Kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen; Kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính (được tạo ra bằng phương pháp lai khác loài).
.2. Nội dung 2: Xây dựng mô hình ương giống cá Trắm đen
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình ương giống cá Trắm đen với quy mô 7.000 cá hương, kích cỡ 2.000-3.000 cá thể/kg đưa vào ương nuôi tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.
– Diện tích ao ương nuôi: 300-500 m2. Thời gian ương nuôi: 100-105 ngày. Mật độ nuôi 20-30 con/m2.
– Nguồn gốc giống và chất lượng giống: Giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện. Giống thủy sản thả nuôi phải đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành.
– Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1.
– Theo dõi một số chỉ tiêu tiêu môi trường ao nuôi: pH, DO, nhiệt độ. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít.
– Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cá giống.
- Nội dung 3: Xây dựng mô hình ương giống cá Rô phi đơn tính
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình ương giống cá Rô phi đơn tính với quy mô 280.000 cá hương, kích cỡ 7.000-8.000 con đưa vào ương nuôi tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.
– Diện tích ao ương nuôi: 3.000-4.000 m2. Thời gian ương nuôi: 45-60 ngày. Mật độ thả 30-50con/m2.
– Nguồn gốc giống và chất lượng giống: Giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện. Giống thủy sản thả nuôi phải đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành.
– Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1.
– Theo dõi một số chỉ tiêu tiêu môi trường ao nuôi: pH, DO, nhiệt độ. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít.
– Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cá giống.
- Nội dung 4: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen với quy mô 2,3 ha tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.
– Kích cỡ thả 30-50 con/kg. Mật độ thả 0,25 con/m2. Thời gian nuôi 20 tháng.
– Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1.
– Theo dõi một số chỉ tiêu tiêu môi trường ao nuôi: pH, DO, nhiệt độ. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít.
– Phân tích mẫu: kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng kháng sinh để đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cá giống.
- Nội dung 5: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính với quy mô 2,2 ha tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.
– Kích cỡ thả 300-500 con/kg. Mật độ thả 5 con/m2. Thời gian nuôi 8-9 tháng.
– Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1.
– Theo dõi một số chỉ tiêu tiêu môi trường ao nuôi: pH, DO, nhiệt độ. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít.
– Phân tích mẫu: kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng kháng sinh để đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cá giống.
- Nội dung 6: Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật
– Đào tạo cho 05 kỹ thuật viên về kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính.
– Tập huấn cho 200 lượt người dân về kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính.