Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

02/DA-KHCN.PT/2022.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất góp phần xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tỉnh/ Thành phố

Nguyễn Mạnh Hà

1.Th.s Nguyễn Mạnh Hà 2.Th.s Vi Văn Cương 3.TS. Nguyễn Ngọc Bình 4.TS. Nguyễn Thị Hồng Lam 5.ThS. Lưu Anh Dũng 6.ThS. Đào Thanh Hằng 7.K.S Nguyễn Trung Hiếu 8.K.S Trần Thị Thúy Hồng 9.K.S Đào Thị Thanh Hạnh 10.K.S Nguyễn Thị Thủy

Khoa học nông nghiệp

01/03/2022

01/12/2024

1 Điều tra, khảo sát, đánh giá vùng trồng chè đạt tiêu chuẩn chuẩn đổi sang sản xuất hữu cơ.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác chè trước khi chuyển đổi sang canh tác chè hữu cơ tại các vùng trồng chè chính.
- Phương pháp thực hiện: Thu thập số liệu thứ cấp và khảo sát bằng phiếu điều tra.
2 Xây dựng mô hình chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ và tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
2.1 Xây dựng mô hình chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ.
- Xây dựng mô hình thâm canh chuyển đổi sản xuất chè theo hướng chè hữu cơ, năng suất ổn định trong 3 năm từ 5-6 tấn/ha, hiệu quả sản xuất chè tăng 20-30%.
- Quy mô: 10 ha các giống chè LDP1, Kim Tuyên, VN15, Hương Bắc Sơn đang trong thời kỳ kinh doanh.
2.2 Tổ chức chứng nhận mô hình chè hữu cơ.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá các yêu cầu của sản xuất hữu cơ trong quá
trình thực hiện mô hình. Lập và hoàn thiện hồ sơ để đăng ký cấp Giấy chứng nhận mô hình chè đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ TCVN 11041 – 6:2018.
- Quy mô: 05 ha.
2.3 Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác chè theo tiêu chuẩn hữu cơ.
- Hoàn thiện 01 bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác chè theo tiêu chuẩn hữu
cơ phù hợp với các quy định hiện hành, đảm bảo yêu cầu sản xuất, ngắn gọn đầy đủ nội dung, dễ áp dụng trong sản xuất.
3.  Xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: nguyên liệu – chế biến – thị trường.
- Xây dựng mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chè.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm chè hữu cơ.
- Tuyên truyền, quảng cáo.
4 Đào tạo, tập huấn.
- Tập huấn kỹ thuật thâm canh theo tiêu chuẩn chè hữu cơ và chế biến các sản phẩm chè.
- Số lượng: 03 lớp (mỗi lớp 50 đối tượng). 
- Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt kết quả dự án.
- Các báo cáo chuyên đề: Điều tra, khảo sát, đánh giá vùng trồng chè đạt tiêu chuẩn chuẩn đổi sang sản xuất hữu cơ; Kết quả xây dựng mô hình chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ và tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ; Kết quả xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: nguyên liệu – chế biến – thị trường.
- 01 bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác chè theo tiêu chuẩn hữu cơ.
- Mô hình chuyển đổi sang sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ quy mô  10 ha, trong đó có 5 ha được chứng nhận đạt hữu cơ theo TCVN11041- 6:2018.
- Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị cho sản phẩm chè hữu cơ từ sản xuất nguyên liệu – chế biến – tiêu thụ sản phẩm (Chế biến 1000 kg sản phẩm chè các loại).
- Tập huấn về canh tác và chế biến các sản phẩm chè hữu cơ cho 150 lượt người.
- 3000 nhãn mác, 2000 tem truy suất, 03 tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm chè của dự án và danh sách các đơn vị liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Phóng sự tuyên truyền về kết quả thực hiện dự án.
- Địa chỉ ứng dụng: Tỉnh Phú Thọ - Quy mô: 10 ha

Chè hữu cơ