liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

07/2019/HĐ-DAKHCN

Xây dựng mô hình liên kết trồng chế biến và tiêu thụ nghệ dưới tán rừng keo mới trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

UBND huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Nguyễn Văn Toản

PGS.TS. Nguyễn Văn Toản; KS. Phạm Đông; CN. Ngô Thanh Phương; TS. Nguyễn Thị Vân Anh; GS.TS. Trần Đăng Hòa; TS. Nguyễn Văn Huế; ThS. Tống Thị Quỳnh Anh; KS. Huỳnh Ngọc Tuấn; ThS. Phạm Hồng Sơn; ThS. Nguyễn Thị Hiền; CN. Hoàng Thế Vinh

Trồng trọt

01/07/2019

01/07/2022

Nội dung 1: Nâng cao năng lực của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tịnh Bắc
a/ Công việc 1: Nâng cao năng lực về công nghệ chế biến, maketing quảng bá sản phẩm và bán hàng.
    - Hoạt động 1.1: Đi tham quan dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột nghệ tại tỉnh Quảng Trị.
    + Số lượng: 10 người (cơ quan chủ trì 01 người, đơn vị chuyển giao CN 01 người, HTX 07 người, UBND xã Tịnh Bắc)
    + Đối tượng: Chủ nhiệm dự án, cán bộ phụ trách chuyển giao công nghệ, lãnh đạo xã 01 người, HĐ quản trị của HTX 07 người.
    + Địa điểm tham quan: Tại tỉnh Quảng Trị
    + Thời gian: Từ tháng 8/2019 - 02/2020
    + Phương thức thực hiện: Đoàn sẽ đi tập trung hoặc chia theo nhóm để tiếp cận dây chuyền sản xuất tinh bột nghệ.
    - Hoạt động 1.2: Tham gia hội chợ giới thiệu và quảng bá sản phẩm
    + Số lượng: 02 Hội chợ.
    + Thời gian: Từ tháng 2/2020 - 2/2022.
    + Phương thức thực hiện: HTX sẽ đăng ký tham gia với huyện và tỉnh về các sản phẩm sẽ giới thiệu. Trên cơ sở đó, huyện và tỉnh sẽ định hướng và tham gia các hội chợ phù hợp với các sản phẩm của dự án.
b/ Công việc 2: Quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội
    + Số lượng: 01 phóng sự trên đài truyền hình, 01 tin bài trên báo Quảng Ngãi và 01 tài khoản facebook giới thiệu các sản phẩm của dự án cũng như các sản phẩm khác của HTX.
    + Thời gian: Từ tháng 1/2020 - 3/2022
c/ Công việc 3: Nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của HTX.
    + Để phục vụ cho các hoạt động trồng trọt hợp tác xã sẽ đầu tư thêm hệ thống tưới nước trên đồng ruộng để trồng cây nghệ vàng.
    + Thời gian: Từ tháng 8/2019 - 05/2020.
Nội dung 2: Chuyển giao công nghệ để triển khai xây dựng các mô hình của dự án.
    - Nội dung chuyển giao công nghệ:
    + Chuyển giao và tiếp nhận Quy trình trồng, chăm sóc cây nghệ tại HTX Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi.
    + Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất tinh bột nghệ quy mô 300 kg nghệ tươi/ngày cho kỹ thuật viên tại HTXDVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
    + Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất viên nang nghệ quy mô 50 hộp/ngày cho kỹ thuật viên tại HTXDVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
    + Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất nước uống nghệ nano detox quy mô 100 chai/ngày cho kỹ thuật viên tại HTXDVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
    - Phương thức chuyển giao công nghệ: Lý thuyết và trực tiếp tại HTX Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
    - Địa điểm chuyển giao công nghệ: Tại HTXDVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
    - Thời gian chuyển giao công nghệ: 8/2019 - 3/2020.
Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng, chăm sóc nghệ dưới tán rừng keo tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô 10 ha với năng suất 10 tấn/ha.
a/ Công việc 1: Quy hoạch và lựa chọn địa điểm trồng
    Quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể của xã với các tiêu chí chọn địa điểm trồng như sau:
    - Điều tra khảo sát để xác định điều kiện gây trồng:
    + Xác định được vùng trồng thuộc tiểu vùng khí hậu nào
    + Tra cứu được điều kiện khí hậu đặc trưng của vùng
    + Phân tích được thuận lợi, khó khăn của điều kiện khí hậu vùng trồng
    + Lựa chọn địa điểm khảo sát
    + Khảo sát thực địa và mô tả tầng đất canh tác, lớp phủ thực vật
    + Xác định độ ẩm, độ chặt và thành phần cơ giới
    + Nhận xét tính chất đất đai của khu vực
    + Đánh giá cây rừng, yêu cầu ngoại cảnh và sinh thái của cây rừng
    - Diện tích khu vực trồng nghệ dưới tán rừng keo mới trồng: 10 ha.
    - Địa điểm: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
    - Giống nghệ: Sử dụng giống nghệ vàng Curcuma longa L.
    - Thời gian: Từ tháng 8/2019 - 05/2020.
b/ Công việc 2: Giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật
    - Theo dõi chỉ đạo nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất, giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển.
    - Thời gian: Từ tháng 8/2019 - 10/2021.
Nội dung 4: Khảo nghiệm quy trình công nghệ sản xuất tinh bột nghệ và các sản phẩm thực phẩm (viên nang nghệ mật ong, nước uống nghệ nano detox).
a/ Công việc 1. Khảo nghiệm quy trình sản xuất tinh bột nghệ
    Để tiến hành xây dựng được quy trình sản xuất tinh bột nghệ cần tiến hành khảo nghiệm các thông số kỹ thuật phục vụ sản xuất tinh bột nghệ cụ thể như sau:
    - Hoạt động 1.1: Xác định các thành phần dinh dưỡng có trong nguyên liệu củ nghệ tươi chế biến (hàm lượng curcumin, hàm lượng nước, hàm lượng chất khô hòa tan tổng số, protein, đường khử, lipid, cellulose, vitamin C...)
    Cách triển khai: Mẫu sau khi lấy được bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm của khoa Cơ khí - Công nghệ, Đại học Nông Lâm - Đại học Huế tiến hành phân tích: Hàm lượng curcumin, hàm lượng nước, protein, đường khử, lipid, cellulose, vitamin C... Các phương pháp phân tích dựa theo các tiêu chuẩn TCVN.
    + Thời gian: Từ tháng 06/2020 - 05/2021.
    - Hoạt động 1.2: Khảo nghiệm lựa chọn phương pháp, thiết bị sấy nguyên liệu thích hợp (nhiệt độ sấy, thời gian sấy) đảm bảo duy trì các giá trị dinh dưỡng tối ưu và tạo ra hương vị đặc trưng của sản phẩm, thuận tiện cho các công đoạn chế biến tiếp theo.
    Cách thức bố trí thí nghiệm và phương thức triển khai. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy với nhiều khoảng nhiệt độ khác nhau trong thời gian 12h. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 công thức, ứng với mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được thực hiện tương ứng với 4 công thức:
    - Công thức 1: Sấy nghệ tại nhiệt độ 450C
    - Công thức 2: Sấy nghệ tại nhiệt độ 500C
    - Công thức 3: Sấy nghệ tại nhiệt độ 550C
    - Công thức 4: Sấy nghệ tại nhiệt độ 600C
    Sản phẩm sau khi hoàn thành được tiến hành đánh giá cảm quan. Cuối cùng chọn ra nhiệt độ sấy thích hợp. Sau khi tìm ra được nhiệt độ sấy thích hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, ảnh hưởng của thời gian sấy với nhiều khoảng thời gian khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 công thức, ứng với mỗi công thức được lặp lại 3 lần.
    Thí nghiệm được thực hiện tương ứng với 4 công thức đối với tinh bột nghệ thành phẩm:
    - Công thức 5: Sấy nghệ với nhiệt độ thích hợp trong thời gian 12 h
    - Công thức 6: Sấy nghệ với nhiệt độ thích hợp trong thời gian 14 h
    - Công thức 7: Sấy nghệ với nhiệt độ thích hợp trong thời gian 16 h
    - Công thức 8: Sấy nghệ với nhiệt độ thích hợp trong thời gian 18 h
    - Sản phẩm sau khi hoàn thành được tiến hành đánh giá cảm quan. Cuối cùng chọn ra thời gian sấy thích hợp. Quá trình sấy có tác dụng làm giảm khối lượng của vật liệu, đưa sản phẩm về độ ẩm an toàn và bảo quản được tốt hơn.
    + Thời gian: Từ tháng 06/2020 - 05/2021.
    - Hoạt động 1.3: Đánh giá thành phần dinh dưỡng của sản phẩm tinh bột nghệ
    Cách thức bố trí thí nghiệm và phương thức triển khai. Chuẩn bị mẫu: Tinh bột nghệ sau khi được sấy đến độ ẩm an toàn, nghiền, rây và tiến hành phân tích các giá trị dinh dưỡng (hàm lượng curcumin, độ ẩm, protein, đường khử, lipid, cellulose, vitamin C) tại các phòng thí nghiệm công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch thuộc Khoa Cơ khí - Công nghệ, Đại học Nông Lâm Huế để đánh giá các thành phần dinh dưỡng làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm.
    + Thời gian: Từ tháng 06/2020 - 05/2021.
b/ Công việc 2. Khảo nghiệm quy trình sản xuất viên nang nghệ mật ong
    - Hoạt động 2.1: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng các thành phần trong công đoạn phối chế đến chất lượng sản phẩm viên nang nghệ mật ong
    + Khảo sát hàm lượng nghệ
    Nghiên cứu sự biến thiên của hàm lượng nghệ để xác định được hàm lượng thích hợp nhất cho sản phẩm (60%; 65%, 70%, 75%, 80%). Từ đó xử lý và chọn kết quả phù hợp. Các thông số cố định: mật ong, vitamin E, piperine, lecithin.
    + Khảo sát hàm lượng mật ong bổ sung
    Nghiên cứu sự biến thiên của hàm lượng mật ong để xác định được hàm lượng thích hợp nhất cho sản phẩm (5%; 6%, 7%, 8%). Từ đó xử lý và chọn kết quả phù hợp. Các thông số cố định: Tinh bột nghệ, vitamin E, piperine, lecithin.
    - Hoạt động 2.2: Khảo sát ảnh hưởng của quá trình sấy đến chất lượng của sản phẩm viên nang nghệ mật ong
    + Khảo sát nhiệt độ sấy
    Cách thức bố trí thí nghiệm và phương thức triển khai. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy với nhiều khoảng nhiệt độ khác nhau trong thời gian 6 h. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 công thức, ứng với mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được thực hiện tương ứng với 4 công thức: Ở các nhiệt độ sấy khác nhau (450C; 500C; 550C; 600C).
    +  Khảo sát thời gian sấy
    Khảo nghiệm được thực hiện tương ứng với 4 công thức đối với tinh bột nghệ thành phẩm ở các thời gian sấy khác nhau (4 h; 6 h; 8 h; 10 h). Sản phẩm sau khi hoàn thành được tiến hành đánh giá cảm quan. Cuối cùng chọn ra thời gian sấy thích hợp.
    + Thời gian: Từ tháng 06/2020 - 05/2021.
c/ Công việc 3. Khảo nghiệm quy trình sản xuất nước uống nghệ nano detox
    - Hoạt động 3.1: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng các thành phần trong công đoạn phối chế đến chất lượng sản phẩm nước uống nghệ nano detox
    + Khảo sát hàm lượng siro nghệ nano
    Khảo nghiệm sự biến thiên của hàm lượng siro nghệ nano đến chất lượng sản phẩm nước uống nghệ nano. Tìm ra hàm lượng thích hợp nhất cho sản phẩm. Thí nghiệm được bố trí với các tỷ lệ siro nano nghệ lần lượt là: 0,5%, 1%, 1,5%, 2%.  Các thông số cố định: đường 5%, bột cam 0,3%, acid citric 0,02%, dịch chiết piperine 1%, cùng với nước vừa đủ 100ml.
    + Khảo sát tỷ lệ đường bổ sung
    Khảo sát sự biến thiên của hàm lượng đường đến chất lượng sản phẩm nước uống nghệ nano. Tìm ra hàm lượng đường thích hợp nhất cho sản phẩm. Thí nghiệm được bố trí với các tỷ lệ đường lần lượt là: 3%, 5%, 7%, 9%.  Các thông số cố định: Hàm lượng siro nano nghệ dựa vào kết quả thí nghiệm 1, bột cam 0,3%, acid citric 0,02%, dịch chiết piperine 1%, cùng với nước vừa đủ 100ml.
    + Khảo sát tỷ lệ acid citric bổ sung
   Thực hiện khảo sát sự biến thiên của hàm lượng acid citric đến chất lượng sản phẩm nước uống nghệ nano. Tìm ra hàm lượng acid citric thích hợp nhất cho sản phẩm. Thí nghiệm được bố trí với các tỷ lệ acid citric lần lượt là: 0,01%, 0,02%, 0,03%, 0,04%. Các thông số cố định: Hàm lượng siro nghệ nano, hàm lượng đường dựa vào kết quả thí nghiệm trên, bột cam 0,3%, dịch chiết piperine 1%, cùng với nước vừa đủ 100 ml.
    + Thời gian: Từ tháng 06/2020 - 05/2021.
    - Hoạt động 3.2: Khảo sát ảnh hưởng của chế độ gia nhiệt đến chất lượng của sản phẩm nước uống nghệ nano detox.
    + Khảo sát nhiệt độ gia nhiệt sau phối trộn đến chất lượng nước uống nghệ nano
    Khảo nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt sau phối trộn đến chất lượng nước uống nghệ nano. Tìm ra nhiệt độ gia nhiệt thích hợp nhất. Thí nghiệm được bố trí với các thông số nhiệt độ (550C; 600C; 650C; 700C). Các thông số cố định: Hàm lượng siro nghệ nano, hàm lượng đường, hàm lượng acid citric dựa vào kết quả thí nghiệm trên, bột cam 0,3%, dịch chiết piperine 1%, cùng với nước vừa đủ 100 ml.
    + Khảo sát thời gian gia nhiệt sau phối trộn đến chất lượng nước uống nghệ nano
    Khảo nghiệm ảnh hưởng của thời gian gia nhiệt sau phối trộn đến chất lượng nước uống nghệ nano. Tìm ra thời gian gia nhiệt thích hợp nhất. Thí nghiệm được bố trí với các thông số nhiệt độ (2 phút; 4 phút; 6 phút; 8 phút). Các thông số cố định: Hàm lượng siro nghệ nano, hàm lượng đường, hàm lượng acid citric dựa vào kết quả thí nghiệm trên, bột cam 0,3%, dịch chiết piperine 1%, cùng với nước vừa đủ 100 ml.
    + Thời gian: Từ tháng 06/2020 - 05/2021
    - Hoạt động 3.3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian thanh trùng đến chất lượng của sản phẩm nước uống nghệ nano detox
    Khảo nghiệm ảnh hưởng của thời gian thanh trùng đến chất lượng nước uống nghệ nano. Tìm ra thời gian thanh trùng thích hợp nhất. Thí nghiệm được bố trí với các thông số nhiệt độ (5 phút; 10 phút; 15 phút; 20 phút). Các thông số cố định: Hàm lượng siro nghệ nano, hàm lượng đường, hàm lượng acid citric dựa vào kết quả thí nghiệm trên, bột cam 0,3%, dịch chiết piperine 1%, cùng với nước vừa đủ 100ml.
    + Thời gian: Từ tháng 06/2020 - 05/2021.
Nội dung 5: Xây dựng mô hình chế biến các sản phẩm từ cây nghệ.
a/ Công việc 1. Xây dựng mô hình sản xuất tinh bột nghệ
    -  Hoạt động 1.1. Lắp đặt dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột nghệ
    Dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột nghệ bao gồm các thiết bị như sau:
    - 01 Thiết bị rửa
    - 01 Thiết bị nghiền dao
    - 01 Thiết bị ly tâm tách bã
    - 01 Thiết bị ly tâm tách tinh dầu và tách nước
    - 01 Thiết bị sấy bơm nhiệt, lọc vi khuẩn
    - 01 Thiết bị nghiền mịn
    - 01 Thiết bị dán túi sản phẩm
    - Hoạt động 2.2: Vận hành hệ thống thiết bị trong dây chuyển sản xuất tinh bột nghệ quy mô 300 kg nghệ tươi/ngày.
    + Sản xuất thử nghiệm: 100 kg tinh bột nghệ.
    - Hoạt động 2.3. Phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm.
    * Thời gian: Từ tháng 8/2020 - 12/2021
b/ Công việc 2. Xây  dựng mô hình sản xuất viên nang nghệ mật ong số lượng 50 hộp/ngày.
    - Hoạt động 2.1. Lắp đặt thiết bị sản xuất viên nang nghệ mật ong
    Dây chuyền thiết bị sản xuất viên nang nghệ mật ong bao gồm các thiết bị như sau:
    - 01 Thiết bị phối trộn 3D
    - 01 Thiết bị tạo viên nang
    - 01 Thiết bị dán màng seal
    - 01 Thiết bị sấy bơm nhiệt, lọc vi khuẩn
    - Hoạt động 2.2: Vận hành hệ thống thiết bị trong dây chuyển sản xuất viên nang nghệ từ từ tinh bột nghệ quy mô 50 hộp/ngày.
    - Sản xuất thử nghiệm: 500 hộp viên nang nghệ mật ong từ tinh bột nghệ (100 viên nang/hộp).
    - Hoạt động 2.3. Phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm.
    * Thời gian: Từ tháng 12/2020 - 12/2021.
c/ Công việc 3. Xây dựng mô hình sản xuất nước uống nghệ nano detox công suất 100 chai/ngày
    - Hoạt động 3.1. Lắp đặt thiết bị sản xuất nước uống nghệ nano detox
    Dây chuyền thiết bị sản xuất nước uống nghệ nano detox bao gồm các thiết bị như sau:
    - 01 Nồi nấu điện có cánh khuấy
    - 01 Máy siết nút chai bán tự động
    - 01 Thiết bị chiết rót định lượng bán tự động
    - 01 Thiết bị thanh trùng
    Hoạt động 3.2: Vận hành hệ thống thiết bị trong dây chuyển sản xuất nước uống nghệ nano detox từ tinh bột nghệ quy mô 100 chai/ngày.
    - Sản xuất thử nghiệm: 1000 chai nước uống nghệ nano detox (100ml/chai).
    - Hoạt động 3.3. Phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm
    * Thời gian: Từ tháng 10/2020 - 12/2021.
Nội dung 6: Công bố hợp quy chất lượng và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm tinh bột nghệ và các sản phẩm được chế biến từ tinh bột nghệ trên thị trường.
a/ Công việc 1: Xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng tinh bột nghệ và các sản phẩm chế biến từ tinh bột nghệ (sản phẩm nước uống nghệ nano detox, viên nang nghệ)
    - Hoạt động 1.1: Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm tinh bột nghệ, viên nang nghệ mật ong, nước uống nghệ nano detox.
    - Hoạt động 1.2: Trên cơ sở tiêu chuẩn sản xuất tinh bột nghệ của Việt Nam, tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm tinh bột nghệ, nước uống nghệ nano detox, viên nang nghệ mật ong của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi theo đúng các quy định ban hành của Bộ Y Tế.
    - Hoạt động 1.3: Lập hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và công bố theo tiêu chuẩn chất lượng được ban hành theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
    - Thời gian: Từ tháng 12/2020 - 2/2022.
b/ Công việc 2: Thiết kế bao bì, nhãn hiệu tinh bột nghệ và các sản phẩm từ tinh bột nghệ
    - Hoạt động 2.1: Thiết kế và thực hiện bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm tinh bột nghệ, viên nang nghệ mật ong, nước uống nghệ nano detox của HTXDVNN Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trên các vật liệu, bao gồm: tên thương mại sản phẩm, logo của sản phẩm, thiết kế nhãn mác bao bì.
    + Sản phẩm tinh bột nghệ:
    Vật liệu: Các loại túi 1000g, loại túi 500g, loại túi 200g, lọ thủy tinh 200g.
    Phương thức đóng gói: Sản phẩm sau khi cho vào bao bì thì được đi dán nhãn và đựng trong các thùng giấy carton  để cho việc vận chuyển được thuận lợi và dễ dàng.
    + Sản phẩm viên nang nghệ mật ong:
    Vật liệu: Bao bì thủy tinh, bao bì hộp giấy
    Phương thức đóng gói: Sản phẩm viên nang nghệ sau khi sản xuất ra sẽ được đóng vào các hộp  thủy tinh với số lượng 100 viên nang/hộp và được đóng nắp, dán nhãn và đựng trong bao bì giấy.
    + Sản phẩm nước uống nghệ nano detox:
    Vật liệu: Chai, bao bì hộp giấy cứng
    Phương thức đóng gói: Nước uống nano nghệ detox sẽ được đóng trong các chai sau đó đậy nắp, dán nhãn và được đóng trong bao bì hộp giấy cứng với số lượng là 12 chai/hộp.
    - Hoạt động 2.2: Sản xuất thử nghiệm 100 kg sản phẩm tinh bột nghệ, 500 hộp viên nang nghệ mật ong và 1000 chai nước uống nghệ nano detox.
    - Thời gian: Từ tháng 10/2020 - 12/2021.
Nội dung 7: Đào tạo, tập huấn, hội nghị triển khai, tổng kết dự án
a/ Công việc 1: Đào tạo kỹ thuật viên
        - Hoạt động 1: Đào tạo kỹ thuật viên về quy trình trồng, chăm sóc nghệ vàng.
    + Đối tượng tập huấn: kỹ thuật viên cấp huyện, kỹ thuật viên HTX Tịnh Bắc, khuyến nông viên cơ sở ở vùng dự án. Số lượng đào tạo: 10 người. Số lớp đào tạo 1 lớp.
    + Địa điểm đào tạo: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
    + Thời gian học: 3 ngày.
    +  Đào tạo được 10 kỹ thuật viên và khuyến nông viên cơ sở.
    - Thời gian: Từ tháng 8/2019 - 12/2019.
    - Hoạt động 2: Đào tạo kỹ thuật vận hành hệ thống thiết bị sản xuất tinh bột nghệ quy mô 300 kg nghệ tươi/ngày (10 KTV x 3 ngày)
    + Đối tượng tập huấn: Cán bộ của HTXDVNN Tịnh Bắc tham gia sản xuất trên dây chuyền công nghệ để tạo ra sản phẩm tinh bột nghệ.
    + Số lớp tập huấn là 1 lớp với lượng người tham gia là 10 người (10 người/lớp).
    + Địa điểm tập huấn: HTXDVNN Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
    + Thời gian học: 3 ngày/lớp.
    + Đào tạo được 10 kỹ thuật viên tham gia vận hành máy móc, thiết bị trên dây chuyền.
        + Thời gian: Từ tháng 6/2020 - 12/2020.
    - Hoạt động 3: Đào tạo kỹ thuật vận hành hệ thống thiết bị sản xuất viên nang nghệ quy mô 50 hộp/ngày (10 KTV x 3 ngày)
    + Đối tượng tập huấn: Các bộ của HTXDVNN Tịnh Bắc tham gia sản xuất trên dây chuyền công nghệ để tạo ra sản phẩm viên nang nghệ.
    + Số lớp tập huấn là 1 lớp với lượng người tham gia là 10 người (10 người/lớp).
    + Địa điểm tập huấn: HTXDVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
    + Thời gian học: 3 ngày/lớp.
    +  Đào tạo được 10 kỹ thuật viên tham gia vận hành máy móc, thiết bị trên dây chuyền.
    + Thời gian: Từ tháng 8/2020 - 12/2020.
    - Hoạt động 4: Đào tạo kỹ thuật vận hành hệ thống thiết bị sản xuất nước uống nghệ nano detox quy mô 100 chai/ngày (10 KTV x 3 ngày)
    + Đối tượng tập huấn: Các bộ của HTXDVNN Tịnh Bắc tham gia sản xuất trên dây chuyền công nghệ để tạo ra sản phẩm nước uống nghệ nano detox.
    + Số lớp tập huấn là 1 lớp với lượng người tham gia là 10 người.                       
    + Địa điểm tập huấn: HTXDVNN Tịnh Bắc, Huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi.
    + Thời gian học: 3 ngày.
    + Đào tạo được 10 kỹ thuật viên tham gia vận hành máy móc, thiết bị trên dây chuyền.
    + Thời gian: Từ tháng 8/2020 - 12/2020.
b/ Công việc 2: Tập huấn kỹ thuật
    - Hoạt động 2.2: Tập huấn và huấn luyện cho 100 hộ nông dân.
    + Đối tượng tập huấn: Các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình trồng, chăm sóc nghệ.
    + Số lớp tập huấn là 2 lớp với lượng người tham gia là 100 người (50 người/lớp).
    + Địa điểm tập huấn: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
    + Thời gian học: 2 ngày/lớp.
    - Thời gian:  Lớp 1 bố trí từ tháng  8-12/2019 và lớp 2 bố trí từ tháng 8-12/2020.
c/ Công việc 3: Hội nghị tham quan đầu bờ
    + Số lượng: 100 người (50 người/1HN)
    + Thời gian tổ chức hội nghị: Hội nghị lần 1 từ: 6 -10/2020 và Hội nghị lần 2 tổ chức 8-12/2021.
    + Đối tượng: HTX DVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
    + Địa điểm hội nghị: HTX DVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
    + Nội dung hội nghị: Giới thiệu về công nghệ trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ cây nghệ vàng.
d/ Công việc 4: Hội nghị triển khai, tổng kết dự án
    + Số lượng: 150 đại biểu.
    + Đối tượng: HTX DVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi;  Khoa Cơ khí - Công nghệ, Đại học Huế; toàn bộ nông dân có liên quan đến dự án của Phòng NN và PTNT Huyện Sơn Tịnh, Doanh nghiệp tham gia thu mua và tiêu thụ sản phẩm.
    + Địa điểm hội nghị: HTX DVNN Tịnh Bắc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
    + Thời gian tổ chức hội nghị: Hội nghị lần 1 bắt đầu từ 8-12/2019  với 100 người tham gia; Hội nghị lần 2 từ 1-5/2022 với 50 người tham gia.
          + Nội dung hội nghị: Báo cáo các chuyên đề về các nội dung liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến các sản phẩm từ cây nghệ. Đề xuất các giải pháp thực hiện của dự án nhằm đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng và hiệu quả mà dự án mong muốn đạt được.
  1. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt dự án.
  2. Báo cáo phân tích so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nghệ trồng xen với phương thức canh tác truyền thống
  3. Quy trình sản xuất tinh bột nghệ với năng suất 300 kg nghệ tươi/ngày.
  4. Quy trình sản xuất viên nang nghệ mật ong từ tinh bột nghệ với năng suất 50 hộp/ngày
  5. Quy trình sản xuất nước uống nghệ nano detox với năng suất 100 chai/ngày.
6. Báo cáo kết quả xây dựng mô hình:
- Mô hình trồng, chăm sóc nghệ dưới tán rừng keo tại tỉnh Quảng Ngãi
- Mô hình, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm từ củ nghệ (sản phẩm tinh bột nghệ, viên nang nghệ mật ong, nước nano nghệ detox).
7. Sản phẩm là các mô hình:
- Mô hình trồng, chăm sóc nghệ dưới tán rừng keo tại tỉnh Quảng Ngãi
- Mô hình, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm từ củ nghệ (sản phẩm tinh bột nghệ, viên nang nghệ mật ong, nước nano nghệ detox).
8. 100 tấn nghệ tươi.
9. 100 kg sản phẩm tinh bột nghệ.
10. 500 hộp viên nang nghệ mật ong từ tinh bột nghệ.
11. 1000 chai nước uống nghệ nano detox.
12. Kỹ thuật viên.
13. Tập huấn.
14. 02 bài báo khoa học được công bố.
15. 01 phim tư liệu về trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây nghệ.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Tịnh, cán bộ khuyến nông xã Tịnh Bắc, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tịnh Bắc, người dân trực tiếp sản xuất tại xã Tịnh Bắc và các địa phương khác có điều kiện tương tự hoặc các Doanh nghiệp tham gia sản xuất và chế biến nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Mô hình liên kết; chế biến; tiêu thu; nghệ