Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Xây dựng mô hình trồng thâm canh và chế biến cỏ tạo nguồn thức ăn thô xanh quanh năm cho trâu bò ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

Ths Đào Bá Yên

Bảo quản và chế biến nông sản

01/01/2020

01/12/2022

Xây dựng mô hình trồng thâm canh và chế biến cỏ, tạo nguồn thức ăn thô xanh quanh năm cho trâu bò ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Mô hình trồng cỏ thâm canh và chế biến cỏ bằng phương pháp ủ chua tạo nguồn thức ăn thô xanh quanh năm phục vụ chăn nuôi trâu bò được nhân rộng, ứng dụng tại các địa phương vùng miền núi phía Bắc. Kết quả của dự án góp phần phát triển chăn nuôi trâu bò của vùng theo hướng tập trung, bền vững, thay đổi tập quán thả rông của người dân vùng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người chăn nuôi.
 
- Mô hình trồng thâm canh cỏ tại Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ: 120 ha (60ha cỏ voi xanh; 60 ha cỏ VA06). Năng suất chất xanh đạt ≥ 200 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.
- Mô hình chế biến cỏ bằng phương pháp ủ chua Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ: 12 mô hình với 240 tấn cỏ tươi được chế biến  bằng phương pháp ủ chua. Cỏ ủ có mầu vàng rơm; mùi thơm có vị chua đặc trưng; mốc sau ủ 4 tháng < 3 cm trên bề mặt khối;  tỷ lệ sản phẩm cỏ ủ/cỏ tươi ≥ 80%. Thời gian bảo quản cỏ ủ: 4 - 5 tháng.
- Tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh và chế biến cỏ cho 600 người tham gia dự án (trong mô hình) và 800 lượt người ngoài mô hình. Thông qua tập huấn 100% người dân nắm vững kiến thức và vận dụng xây dựng thành công mô hình trồng thâm canh và chế biến cỏ bằng phương pháp ủ chua. Nhân rộng được  ≥ 20% diện tích xây dựng mô hình trồng thâm canh cỏ; ≥ 15% mô hình chế biến cỏ bằng phương pháp ủ chua.
Các nội dung của dự án: Mô hình trồng cỏ thâm canh và chế biến cỏ bằng phương pháp ủ chua tạo nguồn thức ăn thô xanh quanh năm phục vụ chăn nuôi trâu bò sẽ được nhân rộng, ứng dụng tại các địa phương vùng miền núi phía Bắc. Kết quả của dự án góp phần phát triển chăn nuôi trâu bò của vùng theo hướng tập trung, bền vững, thay đổi tập quán thả rông của người dân vùng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người chăn nuôi; Dự kiến quy mô ứng dụng kết quả nghiên cứu của dự án: 500,0 ha

Trồng thâm canh; chế biến cỏ; thức ăn thô xanh; trâu; bò