
- Nghiên cứu và phát triển pin sạc Na-ion: Vật liệu điện cực mới và các hệ điện giải tương thích
- Triển khai mô hình điểm kiểm soát kê đơn/bán thuốc kê đơn để sử dụng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Giám định di truyền các dòng chuối Laba bằng kỹ thuật sinh học phân tử
- Tổ chức phát triển thị trường mặt hàng mía đường đậu tương và thịt lợn
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển giống trầm hương (Aquilariaa crassna Pierre) ở tỉnh Bắc Giang
- Khảo sát nguyên lý và thiết kế tổng thể thiết bị chụp X-quang tần số cao 500mA (Digital Controlled X-Ray System)
- Phát hiện thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase và phân tích các dạng đột biến gen của nó ở một số dân tộc người Việt Nam
- Xây dựng phần mềm quản lý số hóa CSDL các công trình KHCN đăng trên ấn phẩm Công nghiệp Hóa chất phục vụ quản lý tra cứu và xuất bản trên mạng Internet
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ xít bắt mồi Orius tantillus Motschulsky và khả năng phòng trừ bọ trĩ Thrips palmi Karny trong điều kiện phòng thí nghiệm
- Hợp tác nghiên cứu thử nghiệm sử dụng đường dây hạ áp phục vụ cho việc xây dựng lưới điện thông minh



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nghiên cứu khả năng ra hoa tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt
Ban quản lý Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
ThS.Phan Công Du
CN.Lê Thị Phương Hội; PGS.TS.Lê Xuân Thám; TS.Nguyễn Bá Hoạt; ThS.Nguyễn Lê Quốc Hùng; ThS.Nguyễn Như Chương; ThS.Phan Quốc Chính; CN.Lê Diệu Trâm; CN.Nguyễn Thị Thu Hoài; CN.Nguyễn Thị Quỳnh Nghi; CN.Nguyễn Hữu Thanh Tuệ; CN.Nguyễn Thị Minh Hiền; Le Xuan Tham(1);
01/06/2015
01/06/2019
2019
Đà Lạt
64
Sâm Ngọc Linh là loài đặc biệt có giá trị về khoa học và kinh tế, với thành phần saponin, hàm lượng các amino acid, các chất khoáng vi lượng trong củ, lá và rễ hơn nhiều loài sâm khác. Ngoài tác dụng dược lý, sâm Ngọc Linh còn giúp chống căng thẳng, trầm cảm, oxy hóa... Do vùng phân bố hạn chế và việc khai thác quá mức, sâm Ngọc Linh trở nên khan hiếm trong tự nhiên và được đưa vào danh lục đỏ của IUCN (2003), cũng như danh sách các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm Quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.
Để bảo vệ cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, một số địa phương đã triển khai di thực cây sâm Ngọc Linh về trồng tại địa phương. Lâm Đồng là một trong những tỉnh đầu tiên di thực cây sâm Ngọc Linh về trồng tại Đà Lạt. Tỉnh cũng đã từng bước áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào làm chủ công nghệ nhân giống, ươm tạo và trồng sâm không bị lệ thuộc bởi thiên nhiên cũng như các yếu tố về thổ nhưỡng. Đây là tín hiệu khả quan đối với các tỉnh thành khác đang có ý định phát triển loài cây dược liệu quý này ở địa phương.
Việc tạo cây con in vitro có củ góp phần tăng sức sống của cây, nâng cao tỷ lệ sống sót của cây khi đưa ra vườn ươm là một trong những bước đi mới góp phần bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này.
Đề tài “Nghiên cứu khả năng ra hoa tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt” là một trong những nhiệm vụ mang tính cấp thiết nhằm khẳng định sự tồn tại ổn định và khả năng nhân rộng loài sâm quý hiếm này trên địa bàn thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng. Đánh giá được khả năng ra hoa, tạo hạt của cây Sâm Ngọc Linh in vitro nhằm chủ động trong việc sản xuất được hạt giống sâm Ngọc Linh tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất củ sâm Ngọc Linh từ hạt. - Xây dựng mô hình trồng sâm Ngọc Linh in vitro trong điều kiện nhà kính và ngoài tự nhiên tại khu vực Đà Lạt và vùng phụ cận.
- Nghiên cứu, khảo sát chế độ phân bón, dinh dưỡng tổng hợp cho cây sâm Ngọc Linh in vitro giai đoạn vườn ươm và trồng trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về chiều cao cây, đường kính tán.
- Nghiên cứu khả năng ra hoa, kết quả, tạo hạt của cây Sâm Ngọc Linh in vitro.
- Nghiên cứu khả năng nẩy mầm tạo cây từ hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro.
- Phân tích và so sánh đánh giá hàm lượng Saponin của cây sâm Ngọc Linh in vitro qua các thời kỳ sinh trưởng.
Trung tâm Ứng dung khoa học và Công nghệ Lâm Đồng
LDG-2020-014