liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

102.04-2019.04

2022-68-1186/NS-KQNC

Ăng-ten tái cấu hình kết hợp cấu trúc siêu vật liệu cho các ứng dụng dải tần ISM

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Bộ Tài chính

Quốc gia

TS. Nguyễn Trương Khang

ThS. Trần Huy Hùng, ThS. Đặng Phúc Toàn, KS. Bùi Công Danh

Các hệ thống và kỹ thuật truyền thông

01/09/2019

01/09/2022

2022

Hà Nội

110 tr. + phụ lục

Nghiên cứu nguyên lý thiết kế ăng-ten tái cấu hình khi sử dụng đi-ốt biến dung và/hoặc PIN đi-ốt: Giai đoạn đầu tiên, việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích hoạt động của ăng-ten tái cấu hình được dựa trên các bài báo đã được các nhà khoa học đi trước đăng trên các tạp chí quốc tế nhằm có được cơ sở lý thuyết vững chắc và giảm thiểu sai sót. Thiết kế và tối ưu hóa cấu trúc ăng-ten tái cấu hình đơn và đôi băng tần: i) ăng-ten đơn băng tần dùng đi-ốt biến dung có thể thay đổi tần số trong 1 băng thông cố định (Ăng-ten-I); ii) ăng-ten đôi băng tần dùng PIN đi-ốt có thể chuyển tần (ON/OFF) tại 2 dải tần tách biệt nhau (Ăng-ten-II). Đối với ăng-ten đôi băng tần này, khảo sát đặc tính tái cấu hình theo sự phân cực; iii) ăng-ten tái cấu hình hỗn hợp dùng cả đi-ốt biến dung và PIN đi-ốt (Ăng-ten-III). Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cấu trúc MTM. Thiết kế và tối ưu hóa ăng-ten tái cấu hình kế hợp cấu trúc MTM: Sử dụng công cụ mô phỏng để tối ưu hóa. Vì cấu trúc ăng-ten kết hợp này có khá nhiều thông số cần tối ưu hóa, nên việc kết hợp giữa tối ưu hóa kiểu thử-sai và tối ưu hóa bằng giải thuật là cần thiết. Các ăng-ten tái cấu hình sau khi tối ưu hóa sẽ được chế tạo và đo đạc thực nghiệm theo các tiêu chí như phối hợp trở kháng, khả năng tái cấu hình, độ lợi, cũng như hiệu suất và đồ thị bức xạ.

Ăng ten; Dải tần ISM; Vật liệu; Cấy trúc; Tái cấu hình

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

21416